Đến năm 2030, các công trình đầu tư công phải sử dụng 100% vật liệu không nung
Như Trung
27/12/2021 6:30 PM (GMT+7)
Đây là mục tiêu được nêu trong Chương trình phát triển vật liệu xây không nung tại Việt Nam đến năm 2030 vừa được Phó thủ tướng Lê Văn Thành ký phê duyệt.
Mục tiêu chung của Chương trình đẩy mạnh sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung để thay thế gạch đất sét nung, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất nông nghiệp, giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường; tận dụng phế thải từ các ngành công nghiệp, tiết kiệm nhiên liệu, đem lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội.
Tăng cường sản xuất sản phẩm vật liệu xây không nung chất lượng cao
Mục tiêu cụ thể là đẩy mạnh sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung thay thế một phần gạch đất sét nung đạt tỷ lệ 35-40% vào năm 2025, 40-45% vào năm 2030 trong tổng số vật liệu xây, đảm bảo tỷ lệ sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình theo quy định; giảm phát thải khí CO2 vào năm 2025 là trên 2,5 triệu tấn/năm và năm 2030 là trên 3 triệu tấn/năm (so với sản xuất gạch nung với khối lượng tương đương).
Định hướng đầu tư phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung đến năm 2030, đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại, tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng; tăng cường đầu tư phát triển sản xuất các chủng loại sản phẩm vật liệu xây không nung tấm lớn, sản phẩm nhẹ, tính năng cao, phù hợp với điều kiện nguyên vật liệu và nhu cầu thị trường.
Để đạt được các mục tiêu trên, giải pháp đặt ra là nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, sản phẩm mới, các loại phụ gia cho sản xuất; nghiên cứu phát triển sản xuất các sản phẩm vật liệu xây không nung tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng; các sản phẩm tận dụng phế thải làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây không nung nhằm tiết kiệm tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường; hoàn thiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật liên quan đến vật liệu xây không nung.
Đẩy mạnh sử dụng vật liệu xây không nung
Tỷ lệ sử dụng vật liệu xây không nung trong công trình xây dựng giai đoạn đến năm 2030: Đối với các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công sử dụng 100% vật liệu xây không nung so với tổng lượng vật liệu xây. Các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên phải sử dụng tối thiểu 90% vật liệu xây không nung so với tổng lượng vật liệu xây.
Đồng thời, Chương trình đẩy mạnh tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra công tác quản lý chất lượng và chất lượng các sản phẩm vật liệu xây không nung đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan nhằm thúc đẩy việc sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung.
Trong các cuộc thảo luận về những cường quốc kinh tế đang lên ở châu Á, Việt Nam từ lâu vẫn là cái tên ít được nhắc tới. Việt Nam dù âm thầm nhưng đầy tự tin khẳng định vị thế như một trong những thị trường mới nổi quan trọng nhất khu vực, BNE Intellinews đánh giá.
Trung Quốc có ý định thúc đẩy cả "kết nối cứng" về cơ sở hạ tầng và "kết nối mềm" về tiêu chuẩn và quy định để đưa đường sắt cao tốc trở thành nền tảng thúc đẩy Sáng kiến Vành đai và Con đường của quốc gia.
Trước làn sóng chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và bất ổn địa chính trị toàn cầu, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan nhấn mạnh rằng, ASEAN cần tăng tốc hội nhập kinh tế nội khối, nhằm tạo sức đề kháng tốt hơn trước các cú sốc bên ngoài.
Cục Thuế TP.HCM cảnh báo một số tiêu chí xác định người nộp thuế rủi ro cao, từ vi phạm hóa đơn đến địa chỉ kinh doanh không hợp lệ. Làm sao để hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp tuân thủ thuế và tránh gián đoạn hoạt động?
Một thương hiệu nước giải khát quảng cáo sản phẩm với nội dung: “Siêu phẩm Trà Lof Cascara từ trà xanh và vỏ cà phê - Chống oxy hóa mạnh mẽ”. Trước vấn đề này, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM đã có những thông tin liên quan.
Một thương hiệu thực phẩm chức năng mất 40% doanh thu chỉ trong hai tuần vì tin giả trên TikTok. Khi tài khoản giả mạo và clip cắt ghép tràn lan, doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ danh tiếng. Làm sao để thương hiệu sống sót trong cơn bão tin giả?
Trong các cuộc thảo luận về những cường quốc kinh tế đang lên ở châu Á, Việt Nam từ lâu vẫn là cái tên ít được nhắc tới. Việt Nam dù âm thầm nhưng đầy tự tin khẳng định vị thế như một trong những thị trường mới nổi quan trọng nhất khu vực, BNE Intellinews đánh giá.
Trung Quốc có ý định thúc đẩy cả "kết nối cứng" về cơ sở hạ tầng và "kết nối mềm" về tiêu chuẩn và quy định để đưa đường sắt cao tốc trở thành nền tảng thúc đẩy Sáng kiến Vành đai và Con đường của quốc gia.
Trước làn sóng chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và bất ổn địa chính trị toàn cầu, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan nhấn mạnh rằng, ASEAN cần tăng tốc hội nhập kinh tế nội khối, nhằm tạo sức đề kháng tốt hơn trước các cú sốc bên ngoài.
Cục Thuế TP.HCM cảnh báo một số tiêu chí xác định người nộp thuế rủi ro cao, từ vi phạm hóa đơn đến địa chỉ kinh doanh không hợp lệ. Làm sao để hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp tuân thủ thuế và tránh gián đoạn hoạt động?
Một thương hiệu nước giải khát quảng cáo sản phẩm với nội dung: “Siêu phẩm Trà Lof Cascara từ trà xanh và vỏ cà phê - Chống oxy hóa mạnh mẽ”. Trước vấn đề này, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM đã có những thông tin liên quan.
Một thương hiệu thực phẩm chức năng mất 40% doanh thu chỉ trong hai tuần vì tin giả trên TikTok. Khi tài khoản giả mạo và clip cắt ghép tràn lan, doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ danh tiếng. Làm sao để thương hiệu sống sót trong cơn bão tin giả?