Trí tuệ nhân tạo AI, các phần mềm 3D thiết kế sản phẩm và sử dụng robot là tương lai 5 năm tới đây trong ngành may mặc thời trang toàn cầu; và sự kết hợp này sẽ rất phổ biến trong 5 năm tiếp sau đó, theo ông Eric Liu, nhà sáng lập và CEO của công ty công nghệ Zhejiang Linctex.
Tại hội thảo "Sáng tạo và thúc đẩy xây dựng thời trang 3D trên nền tảng kỹ thuật số" do Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) và Zhejiang Linctex đồng tổ chức tại TP.HCM, ông Liu nói ông biết phát triển công nghệ cho ngành dệt may sẽ đi con đường ấy vì công ty ông chuyên đưa ra các giải pháp cho ngành từ 4 trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) đặt tại Mỹ (với 2 trung tâm), Đức và Trung Quốc.
Về AI, hầu như ngành nghề nào trên thế giới cũng đang rất quan tâm và các đại công ty công nghệ toàn cầu như Google, Microsoft, Samsung, Meta (chủ của mạng xã hội Facebook, Instagram) và tỷ phú công nghệ Elon Musk đang đổ hàng tỷ USD vào phát triển AI, không ngừng tung ra và nâng cấp các nền tảng AI tạo sinh.
Ông Liu nhấn mạnh các giải pháp thiết kế 3D đã không còn là xu hướng mới nữa mà gần như bắt buộc phải có để các công ty có thể tồn tại trong cạnh tranh toàn cầu. Không những giúp tiết kiệm thời gian, nhân lực và chi phí, thiết kế 3D là công cụ thiết yếu để các nhà sản xuất tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và phát triển bền vững.
Đến nay, 26 thị trường trong khối EU đã áp dụng các tiêu chí sản xuất xanh và bền vững (thường được gọi là ESG) khi nhập khẩu hàng dệt may; doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu thì EU không mua hàng, CEO của Zhejiang Linctex lưu ý.
Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng Thư ký VITAS, doanh nghiệp phát triển bền vững phải đảm bảo 3 yếu tố chữ P là People (con người), Planet (bảo vệ cả hành tinh), Profit (lợi nhuận). Bà Mai nhận định chuyển đổi số trong dệt may Việt Nam là giải pháp toàn diện cho toàn ngành và quá trình này bao gồm số hóa dữ liệu, số hóa quy trình và chuyển đổi số.
Hội thảo cũng bao gồm phần khai trương trung tâm sáng tạo Style 3D của Zhejiang Linctex tại TP.HCM. Linctex mở cơ sở này nhằm giới thiệu rộng rãi giải pháp thiết kế Style 3D của công ty tại Việt Nam và hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng bộ giải pháp này hiệu quả hơn.
Các thiết bị được sử dụng tại trung tâm mới bao gồm scan vải thực tế; sử dụng ki-ốt "Fabric" để trải nghiệm thư viện vải kỹ thuật số trên nền tảng 3D; phối quần áo trực tiếp trên máy "Hologram Box", thiết kế trực tiếp trên máy tính…
Về xuất khẩu, bà Mai – Phó Tổng Thư ký VITAS cho biết đến hết tháng 10 năm nay, ngành dệt may Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu 33 tỷ USD và cả năm ước tính sẽ là 40 tỷ USD, tương đương với kết quả của năm 2021. Năm 2022, kim ngạch của ngành đạt mức kỷ lục 44,4 tỷ USD. Tuy nhiên năm 2023 sẽ không đạt tới mức đó vì nhiều thị trường nước ngoài đã đặt hàng với số lượng cao cho năm 2022 với kỳ vọng tiêu thụ sẽ bùng nổ sau năm 2021 bị dịch Covid làm gián đoạn chuỗi cung ứng.
Người tiêu dùng Việt Nam cho thấy mức độ lạc quan cao nhất về triển vọng kinh tế của đất nước so với người tiêu dùng trong khu vực Đông Nam Á.
Trường hợp sàn thương mại điện tử Temu vẫn không đăng ký theo quy định, Bộ Công Thương sẽ trao đổi với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông tiến hành biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn.
Cổ phiếu của Nvidia đã tăng hơn 2.700% trong 5 năm qua. Cuộc đua về phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) trên toàn thế giới đã góp phần biến Nvidia thành công ty giá trị nhất thế giới, hơn cả Apple.
Ứng dụng định danh điện tử VNeID giúp người dân TP.HCM có thể ngồi ở nhà vẫn được cấp phiếu lý lịch tư pháp miễn sao tài khoản trên VNeID ở mức độ 2.
Trong nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ từ 2017 đến đầu năm 2021, ông Donald Trump từng muốn thay đổi lãnh đạo Fed và cho rằng ông có quyền quyết định lãi suất. Thị trường thế giới đang ngóng những quyết định sắp tới của Fed trong chu kỳ cắt giảm lãi suất để nới lỏng chính sách tiền tệ.
Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) cho biết PVFCCo tiếp tục được công nhận là "Thương hiệu Quốc gia" năm 2024 với 2 nhãn hiệu nổi tiếng là Đạm Phú Mỹ và NPK Phú Mỹ.