Thứ hai, 07/10/2024

Dệt may Việt Nam mất dần ưu thế khi cạnh tranh về giá

16/07/2023 1:00 PM (GMT+7)

Nhiều doanh nghiệp dệt may không khỏi lo lắng khi đơn hàng đang dịch chuyển từ Việt Nam sang Bangladesh, Ấn Độ… bởi giá nhân công tại các quốc gia này rẻ, kéo theo giá đơn hàng rẻ hơn.


Dệt may Việt Nam mất dần ưu thế khi cạnh tranh về giá - Ảnh 1.

Giá nhân công cao, cộng với chậm đầu tư đổi mới trang thiết bị khiến dệt may Việt Nam đang mất dần ưu thế. Ảnh: Đức Thanh

Đánh mất lợi thế

Theo thống kê từ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), năm 2020, Việt Nam vượt qua Bangladesh, trở thành nhà xuất khẩu may mặc lớn thứ 2 thế giới. Nhưng từ cuối năm 2022 đến hết quý II/2023, nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước đã phải thu hẹp sản xuất, sa thải hàng ngàn lao động do sụt giảm đơn hàng xuất khẩu.

Trong khi đó, tại châu Âu và Mỹ, người tiêu dùng vẫn chưa đẩy mạnh các hoạt động mua sắm trở lại, dẫn đến nhu cầu không cao khiến doanh nghiệp lo lắng tình trạng tồn kho.

Công ty cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM) rơi vào tình trạng thiếu hụt đơn hàng trong quý II/2023, khiến các nhà máy không hoạt động đủ công suất.

Ông Trần Như Tùng, Chủ tịch HĐQT Thành Công cho biết, việc Trung Quốc mở cửa trở lại dẫn đến gia tăng nguồn cung, tăng cạnh tranh, trong khi cầu lại không tăng.

“Ngoài ra, ngành dệt may Việt Nam còn chịu sự cạnh tranh gay gắt từ Bangladesh. Ngành dệt may ở quốc gia này có lợi thế hơn so với Việt Nam về chi phí nhân công và đồng nội tệ của Bangladesh giảm mạnh hơn so với đồng Việt Nam”, ông Tùng phân tích.

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 mới đây, ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) lưu ý, chi phí tiền lương công nhân may mặc của Việt Nam đang ở ngưỡng 300 USD/người/tháng, cao hơn nhiều so với Bangladesh (95 USD/người/tháng).

Tương tự, ông Phạm Văn Việt, Phó chủ tịch Hội Dệt may - Thêu đan TP.HCM bổ sung, ngoài giá nhân công thấp hơn Việt Nam, thì Bangladesh đã đạt được công nghệ 4.0, tự động hóa, trong khi đa số máy móc, công nghệ của Việt Nam còn đang ở mức truyền thống.

“Chưa kể, ngành dệt may Bangladesh đã xác định giảm, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế đổi mới công nghệ và hoạch định là ngành chủ lực, mũi nhọn để đầu tư. Ngược lại, tại Việt Nam, ngành dệt may lại được xem như một ngành truyền thống, thâm hụt lao động nhiều… và không còn là ngành kinh tế mũi nhọn, chủ lực, góp phần đảm bảo an sinh xã hội như trước. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hiện nay chỉ mang tính chất cổ vũ, chưa có kế hoạch cụ thể về việc sẽ thay đổi ngành dệt may như thế nào, hỗ trợ phát triển theo từng giai đoạn ra sao”, ông Việt lo lắng.

Doanh nghiệp tìm cách tháo gỡ

Tại Công ty TNHH Việt Thắng Jean, sau 6 tháng đầu năm hoạt động khó khăn, bước sang quý III/2023, doanh nghiệp tự tin có thể cạnh tranh tốt hơn trên thị trường nhờ sản phẩm đạt tiêu chuẩn xanh từ nguyên liệu đến công nghệ và đi kèm với chính sách giá tốt khi áp dụng chuyển đổi số.

Đại diện doanh nghiệp thông tin, Việt Thắng Jean đã đầu tư công nghệ 4.0 vào những công đoạn có độ phức tạp cao với máy laser, máy ozone, máy phun màu theo mong muốn, dây chuyền sấy tự động… Tất cả thiết bị đều được nhập từ châu Âu, Tây Ban Nha, Đức, Italia, Thổ Nhĩ Kỳ… giúp chi phí nhân công giảm 85%, giá thành sản phẩm giảm theo tỷ lệ thuận. Từ đó, Việt Thắng Jean vừa có thể cạnh tranh về đơn hàng, vừa thu hồi vốn để tái sản xuất, đầu tư.

Bà Tống Thị Trà My, Phó giám đốc Công ty TNHH Quốc tế Navitex chia sẻ, Công ty áp dụng biện pháp tiết kiệm. Theo đó, cắt giảm 30% chi phí hoạt động tại văn phòng, cắt giảm 30% nhân sự và giảm 20-30% lợi nhuận để mỗi sản phẩm có thể cạnh tranh tốt.

Còn ông Trần Như Tùng cho biết, Công ty cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công đã thực hiện các trách nhiệm môi trường, xã hội và quản trị (ESG) từ lâu. Thời gian tới sẽ đẩy nhanh hơn do áp lực từ thị trường, khách hàng…

Theo Đầu tư

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Một bị cáo xin khoan hồng cao nhất cho bà Trương Mỹ Lan

Một bị cáo xin khoan hồng cao nhất cho bà Trương Mỹ Lan

Xin tòa khoan hồng cao nhất cho cô ruột Trương Mỹ Lan, bị cáo Trương Huệ Vân nói vụ án còn rất nhiều uẩn khúc, nhiều người đã chết.

Chìa khoá giúp bất động sản bán lẻ tăng trưởng mạnh

Chìa khoá giúp bất động sản bán lẻ tăng trưởng mạnh

Thời gian qua, giá thuê bất động sản bán lẻ có xu hướng tăng trưởng nhờ tình hình hoạt động tốt của các chuỗi thương hiệu F&B, trung tâm vui chơi trẻ em...

Tổ hợp hóa dầu tích hợp đầu tiên làm đậm thêm vai trò cung cấp của Việt Nam

Tổ hợp hóa dầu tích hợp đầu tiên làm đậm thêm vai trò cung cấp của Việt Nam

Là dự án trọng điểm quốc gia, tổ hợp hóa dầu Long Sơn (LSP) tại Vũng Tàu với tổng đầu tư hơn 5 tỷ USD phục vụ cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu.

Khu vực nào có nhiều gói thầu đầu tư công chỉ 1 đơn vị tham gia?

Khu vực nào có nhiều gói thầu đầu tư công chỉ 1 đơn vị tham gia?

Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện Bình Chánh (TP.HCM) đã ký phê duyệt 105 gói thầu đầu tư công có tỷ lệ tiết kiệm ngân sách ở mức dưới 1%, với nhiều gói trong đó chỉ có 1 đơn vị tham gia.

Doanh nghiệp trong tập đoàn tỷ phú Trần Bá Dương tăng cường vận chuyển xuyên biên giới

Doanh nghiệp trong tập đoàn tỷ phú Trần Bá Dương tăng cường vận chuyển xuyên biên giới

Công ty TNHH Giao nhận - Vận chuyển Quốc tế Trường Hải (THILOGI) thuộc THACO của ông Trần Bá Dương vừa đóng gói lô thiết bị xuất khẩu sang Khu liên hợp Snuol ở Campuchia. THILOGI dự kiến đến hết năm 2024 sẽ vận chuyển xuyên biên giới hơn 38.000 con bò và gần 44.000 tấn thức ăn chăn nuôi.

Nhiều quỹ mở giúp nhà đầu tư ấm túi

Nhiều quỹ mở giúp nhà đầu tư ấm túi

Nhiều quỹ mở đang đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt hiệu suất cao hơn nhiều so "thước đo" VN-Index của thị trường. Đặc biệt, có quỹ ghi nhận cao gấp đôi mức tăng của VN-Index.