Đóng cửa phiên giao dịch hôm nay, VN-Index giảm 2,6 điểm (tương ứng mức giảm 0,22%) xuống 1.170,37 điểm với 301 mã giảm, 140 mã tăng và 117 mã tham chiếu. Tổng khối lượng giao dịch trên HoSE đạt 539,93 triệu cổ phiếu với tổng giá trị đạt hơn 11 nghìn tỷ đồng.
Tại rổ VN30, chỉ số VN30 cũng ghi nhận mức giảm 1,93 điểm, tương ứng giảm 0,16% với 16 mã giảm cùng 7 mã tăng và 7 mã tham chiếu. Trong rổ này, SAB là mã giảm mạnh nhất nhóm với biến động trên 2,5%. Ngược chiều, MWG hồi phục 1,8%, là mã tích cực nhất nhóm.
Gây chú ý trong phiên hôm nay là mã STB của Sacombank. Theo đó, tổng giá trị giao dịch của STB trong ngày hôm nay đạt 533,49 tỷ đồng. Kết phiên giao dịch, STB đóng cửa trong vùng 30.500 đồng/CP, thanh khoản giao dịch đạt hơn 17 triệu đơn vị.
Trong phiên giao dịch, STB thường xuất hiện lệnh bán lớn, giao động từ 15.000 - 30.000 cổ phiếu. Đáng chú ý, vào thời điểm cuối phiên, dòng tiền liên tục rút khỏi STB với thanh khoản đạt 20.000 đơn vị/lệnh.
Một mã cổ phiếu cũng gây chú ý phiên hôm nay là cổ phiếu FRT. Cụ thể, chỉ trong vòng vài phút trước khi bước vào phiên ATC, cổ phiếu FRT bất ngờ xuất hiện 1 lệnh mua lớn trị giá 163 nghìn đơn vị. Tính theo mức giá trần, lệnh mua trên trị giá khoảng 173 tỷ đồng.
Tại nhóm cổ phiếu ngành chứng khoán, dòng tiền có tín hiệu suy giảm đáng kể và sắc đỏ tiếp tục bao trùm toàn ngành.
Trong khi đó, tại nhóm ngân hàng, dòng tiền có xu hướng chốt lời ngắn hạn. Ngoài VCB và BID, các mã cùng ngành như ACB, TPB, SSB... cũng gặp áp lực giảm điểm với biến động trên 1%. Ngược chiều, SHB duy trì đà tăng dưới 1% với thanh khoản giao dịch vượt mức trung bình 20 phiên.
Ở nhóm đầu tư công, các mã cổ phiếu thuộc liên danh VIETUR gồm CC1, VCG, HAN,... có phần cải thiện với đà tăng trên 2%. Trong khi đó, nhóm cổ phiếu thép có phần chững nhịp. Bộ 3 cổ phiếu HPG, HSG, NKG ghi nhận mức tăng quanh 1%.
Còn với nhóm bất động sản, kết phiên giao dịch chiều 25/1, các cổ phiếu như DIG, CEO, DXG, HDC,... phân hóa trong sắc xanh, giao động từ 1% - 3%. Đáng chú ý, NTL là mã tăng tốt nhất phiên với mức độ trên 5%.
Trên sàn HNX, nhịp giảm của nhóm HNX30 gây ra nhiều tác động tới chỉ số chung trong cuối phiên. Chốt phiên giao dịch chiều 25/1, số lượng mã đỏ vẫn chiếm ưu thế, chỉ số HNX-Index tiến về vùng 228 điểm.
Thanh khoản trên sàn HNX cũng ghi nhận sự sụt giảm đáng kể, tương đương 45 triệu đơn vị, trị giá khoảng hơn 788 tỷ đồng.
Còn trên UPCoM, dòng tiền đã có sự phân hóa rõ ràng. Chốt phiên, UPCoM-Index ghi nhận biến động không quá lớn. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt trên 33 triệu đơn vị, giá trị khoảng trên 523 tỷ đồng.
Về giao dịch của khối ngoại, kết thúc phiên giao dịch hôm nay, nhà đầu tư nước ngoài mua vào hơn 30 triệu đơn vị, tổng giá trị mua vào đạt 993,04 tỷ đồng. So với phiên hôm qua 24/1, khoản đầu tư của khối ngoại ghi nhận giảm 500 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, khối này bán ra hơn 31 triệu đơn vị, tổng giá trị đạt 1.122,29 tỷ đồng.
Như vậy, phiên hôm nay, khối ngoại đã có động thái bán ròng 129,25 tỷ đồng tại HoSE, tập trung vào các mã cổ phiếu ngành thép và hóa chất như: HPG, SAB, DGC,...
Các nhà phân tích thị trường cho rằng việc dòng vốn đầu tư bị phân tán khỏi chứng khoán là điều không thể tránh khỏi trong bối cảnh lãi suất ngân hàng tăng và các kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản và Bitcoin đang hút vốn.
Cột mốc 100.000 USD/1 Bitcoin đã đến rất gần vì giá loại tiền điện tử này tăng vô cùng chóng mặt thời gian gần đây trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump muốn Mỹ trở thành trung tâm tiền số của thế giới.
Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.
Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan của Mỹ dự báo chỉ số USD Index có thể tăng thêm 7% trong vòng vài tháng tới. Trong khi đó, Barclays dự báo USD có thể ngang giá với đồng euro nếu ông Donald Trump thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ để bảo vệ thị trường Mỹ.
Đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An qua châu Âu vừa ký kết 2 thỏa thuận về đầu tư dự án mới trị giá hơn 80 triệu USD.
Nhiều doanh nghiệp lớn như PV GAS, tổ hợp hóa dầu Bình Sơn, Thế Giới Di Động... đang gửi hàng chục nghìn tỷ đồng vào ngân hàng. Danh sách cũng bao gồm những công ty khác như Hòa Phát, Vinamilk, Masan, Hóa chất Đức Giang...