Thứ bảy, 28/09/2024

Hút nhiều "đại bàng" FDI, Bà Rịa - Vũng Tàu lên ngôi đầu bảng

03/05/2024 2:08 PM (GMT+7)

Thu hút nhiều dự án đầu tư lớn, Bà Rịa - Vũng Tàu vươn lên vị trí số 1 cả nước về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới trong 4 tháng đầu năm, với kết quả hơn 1,52 tỷ USD.

Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố báo cáo tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 4 tháng đầu năm. 

Theo báo cáo, Bà Rịa - Vũng Tàu với hơn 1,52 tỷ USD mới đăng ký đã chiếm tới 16,4% tổng vốn FDI cả nước, gấp hơn 12 lần cùng kỳ năm trước của tỉnh này.

Những đại bàng "FDI" đổ vào Vũng Tàu trong 4 tháng qua gồm các công ty Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc). Đơn cử, Hyosung Hàn Quốc đăng ký dự án mới với 730 triệu USD; dự án nhà máy hóa chất và vật liệu của Tosoh Corporation Nhật Bản đăng ký vốn 176 triệu USD với công suất thiết kế khoảng 100.000 tấn/năm.

Hút nhiều "đại bàng" FDI, Bà Rịa - Vũng Tàu lên ngôi đầu bảng - Ảnh 1.

Bà Rịa - Vũng Tàu ở vị trí số 1 cả nước trong thu hút FDI 4 tháng đầu năm 2024. Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài

Nhà máy thiết bị đầu cuối thông minh BOE Việt Nam (thuộc Tập đoàn BOE Bắc Kinh, Trung Quốc) được cấp phép với tổng vốn 277,5 triệu USD. Nhà máy Electronic Tripod Việt Nam thuộc "đại gia" sản xuất đồ điện tử, thiết bị máy móc, thiết bị y tế Tripod (Đài Loan, Trung Quốc) với tổng vốn 250 triệu USD.

Trong số các dự án trên, Hyosung đang thực hiện kế hoàn thiện chuỗi sản xuất từ nguyên liệu đến thành phẩm ở Việt Nam nhằm biến thành nhà cung cấp sợi vải spandex lớn nhất thế giới. Là loại sợi vải hiện đại với tính đàn hồi cao, spandex được sử dụng phổ biến trong ngành may mặc toàn thế giới.

Hiện nay, Hyosung đang triển khai dự án nhà máy sợi sinh học BDO (tên đầy đủ: Butanediol) 730 triệu USD tại Khu Công nghiệp Phú Mỹ 2, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là nhà máy đầu tiên tại châu Á và hiếm hoi trên thế giới sản xuất BDO từ đường thô bằng công nghệ mới và hiện đại. Đường thô thay thế hoàn toàn nguyên liệu truyền thống như than đá để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Nhà máy của Hyosung tại huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) giáp Phú Mỹ sẽ chế tạo sợi vải spandex từ nguyên liệu BDO của nhà máy mới kế bên.

Vị trí thứ hai về thu hút FDI sau Bà Rịa - Vũng Tàu qua 4 tháng đầu năm là Hà Nội với gần 1,15 tỷ USD, chiếm 12,4% tổng vốn đầu tư đăng ký và giảm 32,7% so với cùng kỳ năm 2023. Bắc Ninh đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 998,3 triệu USD, chiếm gần 10,8% tổng vốn đầu tư cả nước. Tiếp theo lần lượt là Quảng Ninh, Thái Nguyên, TPHCM, Đồng Nai…

Nam châm lớn: Công nghiệp chế biến, chế tạo 

Tính đến ngày 20/4, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2023, theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài. Vốn thực hiện giai đoạn này ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4%.

Đầu tư mới vẫn duy trì mức tăng cao so với cùng kỳ kể cả về số dự án và vốn đầu tư. Số lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, tổng vốn đăng ký tăng thêm; phần góp vốn, mua cổ phần đều sụt giảm (trong đó, tổng giá trị vốn góp giảm hơn 70% so với cùng kỳ, xuống còn gần 930 triệu USD).

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 6,15 tỷ USD, chiếm hơn 66% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng gần 19% so với cùng kỳ. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư hơn 1,7 tỷ USD.

Các đối tác truyền thống của Việt Nam đến từ châu Á rót vốn đầu tư mạnh nhất. Năm quốc gia và vùng lãnh thổ dẫn đầu là Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc), Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc; và họ chiếm tới hơn 73% số dự án đầu tư mới và 73,4% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước.

Hút nhiều "đại bàng" FDI, Bà Rịa - Vũng Tàu lên ngôi đầu bảng - Ảnh 3.

Ông Takafumi Kiuchi (ở giữa), Giám đốc điều hành cấp cao Tosoh Corporation từ Nhật Bản, nhận Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án sản xuất hóa chất và vật liệu trị giá 176 triệu USD tại Bà Rịa-Vũng Tàu ngày 30/3/2024.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, vốn FDI đang tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài, có cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư là Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thái Nguyên, TP.HCM, Đồng Nai, Hưng Yên, Bắc Giang và Hải Phòng. Mười địa phương này chiếm gần 75% số dự án mới và hơn 79% số vốn FDI cả nước trong 4 tháng.

Tính đến ngày 20/4, cả nước có 40.049 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 478,6 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt khoảng 303,46 tỷ USD, bằng 63,4% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực, theo báo cáo trên.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đề xuất thu phí ô tô vào trung tâm TP.HCM sau khi khai thác 7 tuyến metro

Đề xuất thu phí ô tô vào trung tâm TP.HCM sau khi khai thác 7 tuyến metro

Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đề xuất thu phí ô tô vào trung tâm sau khi hình thành, đưa vào khai thác 7 tuyến metro.

Giá vàng đang bay cao, nhưng đà bay mới chỉ bắt đầu

Giá vàng đang bay cao, nhưng đà bay mới chỉ bắt đầu

Nếu mua vàng nhẫn tại ngày 8/1 với giá 62,95 triệu đồng/lượng và bán ở thời điểm hiện tại người giữ vàng đã lời 29%. Các nhà phân tích cho rằng dù vàng đang bay cao, nhưng đà bay mới chỉ bắt đầu. Nó sẽ còn leo rất cao, có thể sẽ không dừng lại ở 3.000 USD/ounce.

Thời trang thanh lịch tối giản

Thời trang thanh lịch tối giản

Thời trang công sở hiện đại năm nay có thể gói gọn trong những từ khóa chính: tối giản mà thanh lịch.

Rau choại, đặc sản nhà giàu Đồng Tháp Mười

Rau choại, đặc sản nhà giàu Đồng Tháp Mười

Từ xưa, có một loại rau rừng, rau dại mọc hoang đã gắn bó bền chặt với vùng Đồng Tháp Mười phèn chua, nước mặn là rau choại. Loại rau rừng, rau dại này là nguồn thức ăn chủ yếu của các chiến sĩ cách mạng trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Macbook, iPad 'made in Vietnam' sắp thành hiện thực

Macbook, iPad 'made in Vietnam' sắp thành hiện thực

Foxconn, tập đoàn lớn nhất thế giới về sản xuất sản phẩm điện tử theo hợp đồng, đang tiến gần hơn tới giai đoạn sản xuất Macbook và iPad tại Việt Nam cho "táo khuyết" Apple.

Loại gạo đắt nhất thế giới hơn 2 triệu đồng một ký

Loại gạo đắt nhất thế giới hơn 2 triệu đồng một ký

Kinmemai Premium là loại gạo đắt nhất thế giới hiện nay, với giá khoảng 109 USD/kg (gần 2,5 triệu đồng), chỉ người giàu mới dám ăn.