Hyosung đang trong quá trình đầu tư với vốn tổng cộng khoảng 1 tỷ USD cho dự án sản xuất sợi carbon ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Theo Hyosung, tập đoàn đến nay đã đầu tư 533 tỷ won (402 triệu USD) vào dự án và dự kiến nhà máy sợi carbon tại Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 (thị xã Phú Mỹ) sẽ hoàn thành vào nửa đầu năm 2025.
Chịu trách nhiệm sản xuất sợi carbon ở Việt Nam là công ty Hyosung Vina Core Materials Co., Ltd. thuộc công ty Vật liệu Tiên tiến Hyosung (Hyosung Advanced Materials).
Theo Hyosung, chaebol (tập đoàn gia đình đa quốc gia) này đến nay đã đổ vào Việt Nam khoảng 20.000 tỷ Won (3,5 tỷ USD). Trong đó, phân chia ở Đồng Nai 1,9 tỷ USD, Bà Rịa - Vũng Tàu 1,4 tỷ USD, Quảng Nam 200 triệu USD và Bắc Ninh 100 triệu USD.
Bắt đầu bằng việc sản xuất một số nguyên liệu cho săm và lốp tại Việt Nam năm 2007, chủ tịch Hyun-joon Cho của tập đoàn đóng vai trò then chốt cho những quyết định liên quan đến kinh doanh tại Việt Nam trong 16 năm qua.
Ông Cho là một trong 205 lãnh đạo doanh nghiệp Hàn Quốc tháp tùng Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol thăm Việt Nam cuối tháng 6/2023 để đẩy mạnh hơn nữa quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai nước. Tại Hà Nội, ông Cho khẳng định Hyosung coi Việt Nam là thị trường chiến lược và trọng điểm; và đang mở rộng quy mô để hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ cao, dự kiến tiếp tục tuyển dụng thêm 10.000 nhân lực tại Việt Nam.
Theo Hyosung, từ giữa những năm 2000, ông Cho đã bắt đầu chú ý đến tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam để xây dựng chiến lược biến Việt Nam làm cứ điểm để sản xuất các sản phẩm chủ lực và từng bước thực hiện chiến lược này.
Doanh nghiệp đầu tiên từ các quyết định của ông là công ty Hyosung Vina (Khu công nghiệp Nhơn Trạch, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) chuyên hóa chất và hạt nhựa. Tiếp đó là một nhà máy khác cũng ở Đồng Nai khai trương năm 2015.
Cuối năm 2021, Hyosung Vina khánh thành tổ hợp sản xuất nhựa Polypropylene (PP) và Kho ngầm chứa khí hóa lỏng LPG Hyosung với sức chứa 240.000 tấn tại khu vực Cái Mép - Thị Vải (thị xã Phú Mỹ). Các nhà máy này đều ưu tiên sử dụng lao động địa phương.
Tổng công suất thiết kế sản xuất nhựa PP là 650.000 tấn/năm, với tỷ lệ sử dụng trong nước và xuất khẩu gần tương đương 50:50. Nhờ đó, Việt Nam được ghi nhận là một nguồn cung cấp PP cho thế giới.
Hiện nay, các sản phẩm của Hyosung từ Việt Nam bao gồm các loại hạt nhựa, vải thun, nguyên liệu xăm lốp, dây thép, vải sợi và máy biến áp điện; chưa kể sợi carbon trong thời gian tới.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.