Thứ sáu, 22/11/2024

Dự phòng rủi ro tăng mạnh, "ngân hàng màu tím" báo lãi trước thuế giảm 25%

21/10/2023 6:14 AM (GMT+7)

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HoSE: TPB) vừa công bố BCTC quý III với khoản lãi trước thuế chỉ còn gần 1.576 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ. Theo TPBank, nguyên nhân là do chi phí dự phòng rủi ro tăng mạnh. Đáng chú ý, nợ xấu cuối quý III của nhà băng này tăng lên mức 5.350 tỷ đồng, gấp 4 lần đầu năm.

Dự phòng rủi ro tăng mạnh, "ngân hàng màu tím" báo lãi trước thuế giảm 25% - Ảnh 1.

Nợ xấu cuối quý III của TPBank tăng lên mức 5.350 tỷ đồng, gấp 4 lần đầu năm. Ảnh: TPBank

Cụ thể, trong quý III, TPBank thu được gần 2.869 tỷ đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, tăng 16% so với cùng kỳ. Tuy nhiên trong quý này TPBank dành ra 1.293 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, gấp 4 lần cùng kỳ. Do đó, lợi nhuận trước thuế giảm 26%, chỉ còn gần 1.576 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, thu nhập lãi thuần giảm 2% so với cùng kỳ, chỉ còn 8.429 tỷ đồng.

Lãi từ dịch vụ trong quý tăng 15%, đạt 2.165 tỷ đồng. Tuy nhiên, thu từ kinh doanh, dịch vụ bảo hiểm giảm 56%, chỉ còn 290 tỷ đồng.

Hoạt động kinh doanh ngoại hối và mua bán chứng khoán đầu tư cũng tăng trưởng khi đạt lần lượt 437 tỷ đồng (+32%) và 824 tỷ đồng (+50%).

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 9%, chỉ còn hơn 6.935 tỷ đồng. Thêm vào đó, Ngân hàng tăng đến 14% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (1.976 tỷ đồng). Do đó, TPBank chỉ còn thu được 4.959 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 16% so với cùng kỳ.

Năm 2023, TPBank đề ra mục tiêu 8.700 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, như vậy nhà băng này mới chỉ thực hiện được 57% mục tiêu lợi nhuận sau 9 tháng.

Tính đến cuối quý 3, tổng tài sản của TPBank đạt 344.402 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm. Trong đó, tiền gửi tại NHNN giảm 13% (10.397 tỷ đồng), tiền gửi tại TCTD khác tăng 12% (41.232 tỷ đồng), cho vay khách hàng tăng 12% (179.946 tỷ đồng)…

Ở phía nguồn vốn, tiền gửi của các TCTD khác tăng 68% (79.329 tỷ đồng), tiền gửi khách hàng giảm 1% (193.753 tỷ đồng), phát hành giấy tờ có giá giảm 40% (12.168 tỷ đồng)…

Tại ngày 30/09/2023, tổng nợ xấu của TPBank tăng đột biến lên mức 5.350 tỷ đồng, gấp 4 lần so với đầu năm. Từ đó đẩy tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ mức chỉ 0.84% đầu năm lên 2,97%.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Nhóm cổ đông lớn ở Eximbank kiến nghị hủy việc miễn nhiệm trưởng Ban Kiểm soát

Nhóm cổ đông lớn ở Eximbank kiến nghị hủy việc miễn nhiệm trưởng Ban Kiểm soát

Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.

Chính sách Trump 2.0 có thể đẩy USD lên ngang giá với euro

Chính sách Trump 2.0 có thể đẩy USD lên ngang giá với euro

Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan của Mỹ dự báo chỉ số USD Index có thể tăng thêm 7% trong vòng vài tháng tới. Trong khi đó, Barclays dự báo USD có thể ngang giá với đồng euro nếu ông Donald Trump thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ để bảo vệ thị trường Mỹ.

Môi trường đầu tư hấp dẫn, Long An hút thêm vốn châu Âu

Môi trường đầu tư hấp dẫn, Long An hút thêm vốn châu Âu

Đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An qua châu Âu vừa ký kết 2 thỏa thuận về đầu tư dự án mới trị giá hơn 80 triệu USD.

Lượng tiền khủng từ các 'đại gia' tiền mặt đem gửi ngân hàng

Lượng tiền khủng từ các 'đại gia' tiền mặt đem gửi ngân hàng

Nhiều doanh nghiệp lớn như PV GAS, tổ hợp hóa dầu Bình Sơn, Thế Giới Di Động... đang gửi hàng chục nghìn tỷ đồng vào ngân hàng. Danh sách cũng bao gồm những công ty khác như Hòa Phát, Vinamilk, Masan, Hóa chất Đức Giang...

Bitcoin vượt nhiều mốc khó tin, IMF có thể đã sai

Bitcoin vượt nhiều mốc khó tin, IMF có thể đã sai

Giá Bitcoin tăng đến 31% trong tháng 11 này trong bối cảnh thế giới còn nhiều bất ổn và giới đầu tư lẫn Tổng thống đắc cử Donald Trump của Mỹ dành nhiều quan tâm đến tiền điện tử, loại tài sản số mà IMF từng cảnh báo có thể đi kèm với nhiều rủi ro.

Yếu tố nào đưa Việt Nam trở thành thị trường lớn của tổ chức tài chính IFC?

Yếu tố nào đưa Việt Nam trở thành thị trường lớn của tổ chức tài chính IFC?

Nỗ lực cho quá trình chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trong nền kinh tế Việt Nam, cùng với các chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đã góp phần đưa Việt Nam trở thành thị trường đáng chú ý của Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC thuuộc Ngân hàng Thế giới.