"Do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh", bà Nguyễn Thị Thu Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê lý giải.
Vừa qua, Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với doanh nghiệp có tổng doanh thu năm nay thấp hơn so với năm 2019 và không vượt quá 200 tỷ đồng. Ảnh: Nam Khánh.
Với việc GDP quý III giảm 6,17% thì đây là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay.
Theo thống kê chi tiết, trong quý III, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,04%. Đây là khu vực duy nhất có sự tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, 2 động lực quan trọng của nền kinh tế là công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ đều giảm mạnh trong quý vừa qua. Khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 5,02%; khu vực dịch vụ giảm 9,28%.
Tiêu dùng cuối cùng trong quý III của cả nền kinh tế giảm 2,83% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 1,61%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 2,51%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 10,75%.
Trong khi đó nếu tính chung GDP 9 tháng, kinh tế Việt Nam chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước.
Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,74%, đóng góp 23,52%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,57%, đóng góp 98,53%; khu vực dịch vụ giảm 0,69%, làm giảm 22,05%.
Tổng cục Thống kê cho biết giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 9 tháng ước tính tăng 4,45% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 6,29%; quý II tăng 11,18%; quý III giảm 3,5%).
Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,05%; ngành khai khoáng giảm 7,17%.
“Sản xuất công nghiệp quý III gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhất là tại các địa phương có khu công nghiệp lớn phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài”, bà Nguyễn Thị Hương nói.
Theo đó, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 9 tăng 12,4% so với tháng trước và giảm 11,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 30/9 tăng 3,5% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 28,2% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 24,3%). Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân 9 tháng năm 2021 là 81,1% (cùng kỳ năm trước là 75,6%).
Trước đó tại một cuộc tọa đàm ở Quốc hội, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), dự báo tăng trưởng quý III có thể tăng trưởng âm khoảng 2%.
Theo ông Lực, nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng kinh tế ảm đạm là ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh, giãn cách xã hội tại loạt tỉnh. Nếu GDP quý III âm thì đây là lần đầu tiên từ năm 2000 đến nay, tăng trưởng trong một quý ghi nhận âm.
Giá pin khiến giá thành xe điện cao hơn so với xe xăng trong cùng phân khúc hay hạ tầng trạm sạc còn hạn chế, đặc biệt ở khu vực nông thôn và miền núi… là những rào cản xe điện đang phải đối mặt trong ngắn hạn.
Trung Quốc đã khép lại nửa đầu năm 2025 với thặng dư thương mại kỷ lục khoảng 586 tỷ USD, sau khi xuất khẩu sang Mỹ bắt đầu ổn định trở lại, khi các nhà máy vượt qua cơn bão thuế quan đã làm đảo lộn thương mại toàn cầu.
Nghị định 70/2025/NĐ-CP yêu cầu hóa đơn điện tử phải ghi rõ thông tin định danh người mua, nhưng đang gây khó khăn cho các hộ kinh doanh khi nhiều khách hàng từ chối cung cấp thông tin, dẫn đến nguy cơ vi phạm pháp lý.
Bộ Công an góp ý về việc thanh tra thị trường vàng 3 năm/lần, Bộ Công thương yêu cầu làm rõ các vấn đề liên quan vốn điều lệ doanh nghiệp và ngân hàng có sự chênh nhau lớn khi được tham gia sản xuất vàng miếng.
Giá pin khiến giá thành xe điện cao hơn so với xe xăng trong cùng phân khúc hay hạ tầng trạm sạc còn hạn chế, đặc biệt ở khu vực nông thôn và miền núi… là những rào cản xe điện đang phải đối mặt trong ngắn hạn.
Trung Quốc đã khép lại nửa đầu năm 2025 với thặng dư thương mại kỷ lục khoảng 586 tỷ USD, sau khi xuất khẩu sang Mỹ bắt đầu ổn định trở lại, khi các nhà máy vượt qua cơn bão thuế quan đã làm đảo lộn thương mại toàn cầu.
Nghị định 70/2025/NĐ-CP yêu cầu hóa đơn điện tử phải ghi rõ thông tin định danh người mua, nhưng đang gây khó khăn cho các hộ kinh doanh khi nhiều khách hàng từ chối cung cấp thông tin, dẫn đến nguy cơ vi phạm pháp lý.
Bộ Công an góp ý về việc thanh tra thị trường vàng 3 năm/lần, Bộ Công thương yêu cầu làm rõ các vấn đề liên quan vốn điều lệ doanh nghiệp và ngân hàng có sự chênh nhau lớn khi được tham gia sản xuất vàng miếng.