Thứ sáu, 22/11/2024

Giá trị thương hiệu của Việt Nam tăng 11% lên 431 tỷ USD

02/10/2022 1:00 PM (GMT+7)

Giá trị thương hiệu quốc gia của Việt Nam đã tăng tới 11% trong năm 2022, từ 388 tỷ USD lên 431 tỷ USD. Sự gia tăng lớn về giá trị thương hiệu của Việt Nam đang ngày càng được nhận định là một nơi an toàn và ổn định để đầu tư.


Giá trị thương hiệu của Việt Nam tăng 11% lên 431 tỷ USD - Ảnh 1.

Giá trị thương hiệu quốc gia của Việt Nam đã tăng tới 11% trong năm 2022.

Theo báo cáo về Bảng xếp hạng Giá trị thương hiệu Quốc gia năm 2022 của Brand Finance, Giá trị thương hiệu của Hoa Kỳ với 26,5 nghìn tỷ đô la Mỹ vẫn giữ cho mình vị trí số 1, theo sau là Trung Quốc với 21,5 nghìn tỷ đô la Mỹ. Trong khi đó, Đức vượt qua Nhật Bản và vươn lên vị trí thứ 3 với 4,5 nghìn tỷ đô la Mỹ.

Định giá tương lai của 100 thương hiệu quốc gia hàng đầu thế giới đã tăng 7% và gần trở lại tới hạn mức trước đại dịch khi mà nền kinh tế thế giới đã sẵn sàng phục hồi sau COVID-19.

Các nền kinh tế lớn đã trở lại với vị trí dẫn đầu trên bảng xếp hạng sức mạnh thương hiệu, trong đó Canada giành lấy vị trí số 1 từ Thụy Sĩ, với tổng điểm sức mạnh thương hiệu là 81,8/100.

Hiệu suất thương hiệu bị kìm hãm do các tương tác toàn cầu bị ảnh hưởng bởi COVID-19, với trường hợp ngoại lệ của UAE nhận được đánh giá cao nhất thế giới với số điểm 80,5/100.

Giá trị thương hiệu quốc gia của Việt Nam đã tăng tới 11% trong năm nay, từ 388 tỷ USD lên 431 tỷ USD dựa theo báo cáo mới nhất của công ty tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance. Sự gia tăng lớn về giá trị thương hiệu của Việt Nam đang ngày càng được nhận định là một nơi an toàn và ổn định để đầu tư khi mà nhiều nhà sản xuất tìm cách điều chuyển các hoạt động ở châu Á để tới Việt Nam.

Nghiên cứu mới của Brand Finance không phải là định giá tổng hợp các thương hiệu của Việt Nam, mà là định giá thương hiệu của chính quốc gia Việt Nam. Do vậy, Việt Nam đạt điểm đặc biệt cao về xếp hạng nông nghiệp, mức độ tương tác trên mạng xã hội và phản ứng của quốc gia đối với COVID-19.

Cũng theo Brand Finance, giá trị của các thương hiệu quốc gia đã cơ bản trở lại cột mốc trước sự bùng phát của đại dịch. Định giá thương hiệu của các quốc gia được dựa trên các dự báo kinh tế vĩ mô trong tương lai kết hợp với những triển vọng tích cực của sự phục hồi từ COVID-19 đang thúc đẩy mức tăng trưởng của năm nay.

Tổng giá trị của 100 thương hiệu quốc gia hàng đầu thế giới đạt 97,2 nghìn tỷ đô la Mỹ, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái và chỉ kém một chút so với giá trị trước đại dịch là 98,0 nghìn tỷ đô la Mỹ vào năm 2019. Tuy nhiên, thực chất chỉ 50 thương hiệu quốc gia đã tăng giá trị trong giai đoạn này, trong khi 50 thương hiệu còn lại vẫn thấp hơn mức định giá từ trước cuộc khủng hoảng COVID-19.

Vương quốc Anh là một trong những thương hiệu quốc gia ghi nhận mức phục hồi COVID-19 tốt nhất. Hiệu suất mạnh mẽ này cũng có thể được giải thích từ sự phục hồi sau sự việc thiếu chắc chắn của thị trường do Brexit gây ra trong những năm trước đại dịch. Nhưng nguy cơ của những cuộc suy thoái kết hợp với sự sụt giảm giá trị của đồng bảng Anh, có thể làm suy yếu giá trị thương hiệu của Vương quốc Anh trong tương lai.

Việt Nam đã chứng kiến mức tăng giá trị thương hiệu cao thứ ba trong thời gian đại dịch xét về số hạng tuyệt đối - tăng từ 184 tỷ đô la Mỹ lên tới 431 tỷ đô la Mỹ vào năm 2022 - nhưng đạt mức tăng trưởng nhanh nhất thế giới về mặt giá trị tương đối, tăng 74% so với năm 2019.

Việt Nam đã đạt được đà tăng trưởng và được biết đến như một điểm đến hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài nhờ các chính sách tài khóa và tiền tệ thành công cũng như đầu tư vào vốn con người, cho dù nằm trong bối cảnh thương mại bị gián đoạn do việc Trung Quốc đóng cửa và căng thẳng tiếp tục giữa Bắc Kinh và Washington.

Theo Nhịp sống thị trường

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành công nghiệp nền tảng để phát triển kinh tế số

Công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành công nghiệp nền tảng để phát triển kinh tế số

Để thúc đẩy phát triển kinh tế số, Chính phủ đã đặt ra 4 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trong đó phát triển công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành công nghiệp nền tảng

Chính sách Trump 2.0 có thể đẩy USD lên ngang giá với euro

Chính sách Trump 2.0 có thể đẩy USD lên ngang giá với euro

Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan của Mỹ dự báo chỉ số USD Index có thể tăng thêm 7% trong vòng vài tháng tới. Trong khi đó, Barclays dự báo USD có thể ngang giá với đồng euro nếu ông Donald Trump thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ để bảo vệ thị trường Mỹ.

Những dịch vụ hái ra tiền nhờ chị em đi làm đẹp sớm đón Tết

Những dịch vụ hái ra tiền nhờ chị em đi làm đẹp sớm đón Tết

Những ngày qua, các cơ sở làm đẹp phun môi, phun chân mày, chăm sóc da, trị nám… tại TP.HCM đang khá nhộn nhịp nhờ các khách hàng nữ tranh thủ đi làm đẹp sớm đón Tết.

Môi trường đầu tư hấp dẫn, Long An hút thêm vốn châu Âu

Môi trường đầu tư hấp dẫn, Long An hút thêm vốn châu Âu

Đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An qua châu Âu vừa ký kết 2 thỏa thuận về đầu tư dự án mới trị giá hơn 80 triệu USD.

 Ban chỉ đạo mới hợp nhất do ông Phan Văn Mãi đứng đầu có nhiệm vụ gì

Ban chỉ đạo mới hợp nhất do ông Phan Văn Mãi đứng đầu có nhiệm vụ gì

Ban chỉ đạo cải cách hành chính, Ban chỉ đạo chuyển đổi số và Ban chỉ đạo đề án 06 tại TP.HCM hợp nhất thành Ban chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số và đề án 06 TP.HCM do ông Phan Văn Mãi Chủ tịch UBND TP.HCM làm Trưởng ban.