Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, thực tế, các dự án nhà ở thương mại “có 100% đất ở” chỉ chiếm khoảng 1% tổng số dự án nhà ở thương mại. Số dự án “có đất ở và đất khác” chiếm đa số đến trên dưới 95% tổng số dự án nhà ở thương mại.
Trong khi số dự án có “đất khác không phải là đất ở” gồm các trường hợp chỉ có “đất nông nghiệp” hoặc chỉ có “đất phi nông nghiệp không phải là đất ở” chiếm trên dưới 5% tổng số dự án nhà ở thương mại và thường là các dự án có quy mô lớn hoặc rất lớn.
Với quy định của Điều 128 dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) chuyên gia cho rằng, dự án không thể triển khai, thị trường bất động sản tê liệt vì không có nguồn cung mới sẽ khiến giá bất động sản tăng cao mà người dân là người lãnh hậu quả cuối cùng. Không những vậy còn gây thiệt hại cho cả nền kinh tế.
Hơn nữa, HoREA nhận thấy, các nhà đầu tư vẫn có thể "lách" quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 6 Điều 128 Dự thảo Luật Đất đai, bằng cách "đi đường vòng" để lách luật thông qua 3 bước.
Bước 1, nhà đầu tư thực hiện khoản 4 Điều 128 Dự thảo Luật Đất đai quy định "4. Nhà nước có chính sách khuyến khích việc thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều này" để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng "đất khác" trong khu vực đô thị hoặc khu dân cư nông thôn để thực hiện "dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh không phải là dự án nhà ở thương mại" và khu đất này "liền kề" với khu nhà ở hiện hữu.
Bước 2, nhà đầu tư "mua thêm" 1 căn nhà "liền kề" với khu đất đã được phép thực hiện "dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh" để có "đất ở".
Bước 3, nhà đầu tư "gộp" khu đất đã được phép thực hiện "dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh" với "đất ở" của căn nhà "liền kề" đã có thì nhà đầu tư này đáp ứng đủ điều kiện "phải đang có quyền sử dụng đất ở hoặc đất ở và đất khác" theo quy định tại khoản 6 Điều 128 Dự thảo Luật Đất đai.
Từ đó, nhà đầu tư có thể đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền "chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư" dự án nhà ở thương mại và nghiễm nhiên trở thành chủ đầu tư.
Vì vậy, HoREA vừa có văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Ủy ban Pháp luật Quốc hội và Bộ Tài nguyên và Môi trường liên quan đến Điều 128 dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Trong đó, HoREA đề nghị rất cần thiết phải sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 và khoản 6 Điều 128 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) theo hướng cho phép nhà đầu tư được thỏa thuận về nhận quyền sử dụng “đất ở” hoặc “đất ở và đất khác” hoặc “đất khác không phải là đất ở” phù hợp quy hoạch sử dụng đất, đô thị, xây dựng, chương trình phát triển nhà ở để thực hiện dự án nhà ở thương mại, dự án hỗn hợp nhà ở và kinh doanh thương mại, dịch vụ.
Từ đó, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản lớn, có năng lực để đầu tư phát triển các dự án nhà ở, khu đô thị có quy mô diện tích lớn lên đến hàng chục, vài chục, hàng trăm, hàng ngàn héc-ta, để vừa có kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, vừa có nhiều tiện ích, dịch vụ đô thị giải “cơn khát” nhà ở hiện nay.
Thị trường bất động sản phía Nam trong thời gian qua đã dần có chuyển biến tích cực. Theo các chuyên gia, việc các bộ Luật mới chính thức có hiệu lực cùng các dự án hạ tầng quy mô lớn được triển khai đóng vai trò chính.
Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa đề xuất UBND TP. Hà Nội xây dựng mới 5 cầu vượt nhẹ bằng thép nhằm giảm thiểu ùn tắc và tăng khả năng kết nối giao thông tại các quận Nam Từ Liêm, Long Biên, Thanh Xuân và Gia Lâm
Dự án Khu đô thị mới Tây Hồ Tây (tên thương mại là Starlake Tây Hồ Tây) được xem là khu đô thị có giá chung cư, biệt thự, liền kề đắt đỏ bậc nhất thủ đô khi chung cư có giá hơn 100 triệu đồng/m2, biệt thự lên tới 850 triệu đồng/m2.
Tình trạng mặt bằng cho thuê đóng cửa hàng loạt, rao mãi không có người hỏi đang trở thành nỗi ám ảnh. Ở Hà Nội, TP.HCM, nhiều tuyến phố được mệnh danh “đất vàng” cho kinh doanh nay chứng kiến những bảng cho thuê dày đặc.
Thị trường bất động sản phía Nam trong thời gian qua đã dần có chuyển biến tích cực. Theo các chuyên gia, việc các bộ Luật mới chính thức có hiệu lực cùng các dự án hạ tầng quy mô lớn được triển khai đóng vai trò chính.
Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa đề xuất UBND TP. Hà Nội xây dựng mới 5 cầu vượt nhẹ bằng thép nhằm giảm thiểu ùn tắc và tăng khả năng kết nối giao thông tại các quận Nam Từ Liêm, Long Biên, Thanh Xuân và Gia Lâm
Dự án Khu đô thị mới Tây Hồ Tây (tên thương mại là Starlake Tây Hồ Tây) được xem là khu đô thị có giá chung cư, biệt thự, liền kề đắt đỏ bậc nhất thủ đô khi chung cư có giá hơn 100 triệu đồng/m2, biệt thự lên tới 850 triệu đồng/m2.
Tình trạng mặt bằng cho thuê đóng cửa hàng loạt, rao mãi không có người hỏi đang trở thành nỗi ám ảnh. Ở Hà Nội, TP.HCM, nhiều tuyến phố được mệnh danh “đất vàng” cho kinh doanh nay chứng kiến những bảng cho thuê dày đặc.