Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể vừa ban hành Thông tư quy định mức giá, khung giá một số dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không, sân bay.
Thông tư của Bộ GTVT quy định từ ngày 1/1/2021 đến hết ngày 31/12/2021, mức giá dịch vụ cất cánh, hạ cánh tàu bay đối với các chuyến bay nội địa áp dụng bằng 50% mức quy định tại Thông tư số 53/2019 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định mức giá, khung giá một số dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam.
Khung giá đối với các dịch vụ chuyên ngành hàng không thuộc danh mục quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 1 Thông tư số 53 (gồm dịch vụ thuê sân đậu tàu bay, dịch vụ thuê quầy làm thủ tục hành khách, dịch vụ cho thuê băng chuyền hành lý, dịch vụ thuê cầu dẫn khách lên, xuống máy bay, dịch vụ tra nạp xăng dầu hàng không… áp dụng khung giá với mức tối thiểu là 0 đồng, mức tối đa được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 53/2019.
Cho đến khi hết thời điểm hạn chót nêu trên, từ ngày 1/1/2022 trở đi tiếp tục thực hiện theo mức giá quy định tại Thông tư số 53.
Theo Bộ GTVT, năm 2020, triển khai thực hiện Nghị quyết số 84 của Chính phủ về các nghiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Trong khi Thông tư 53 chưa có điều khoản quy định áp dụng điều chỉnh giá trong trường hợp hoạt động vận chuyển hàng không chịu tác động tiêu cực do dịch bệnh, nhằm tháo gỡ khó khăn giảm bớt gánh nặng chi phí cho các hãng hàng không.
Bộ GTVT đã ban hành Thông tư số 19 quy định mức giá, khung giá một số dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam từ ngày 1/3/2020 đến hết ngày 30/9/2020.
Thông tư 19/2020 quy định chính sách giảm giá có thời hạn áp dụng trong 7 tháng và được ban hành trong bối cảnh dự kiến dịch Covid-19 sẽ sớm được kiểm soát, thị trường vận chuyển hàng không sớm được khôi phục trở lại.
Đến nay, tình hình dịch Covid-19 tiếp tục kéo dài và có những diễn biến phức tạp, hoạt động kinh doanh của các hãng hàng không Việt Nam đang rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng.
Việc mất cân đối cung - cầu, thị trường quốc tế tiếp tục bị đóng cửa, sản lượng vận chuyển nội địa tiếp tục sụt giảm, khiến các hãng hàng không đều bị mất khả năng cân đối dòng tiền.
Cục Hàng không Việt Nam cho biết, việc ban hành Thông tư của Bộ GTVT quy định mức giá, khung giá một số dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam từ ngày 1/10/2021 đến hết ngày 31/12/2021 là cần thiết, nhằm góp phần giảm bớt gánh nặng chi phí, tạo điều kiện cho các hãng hàng không có thể duy trì hoạt động, vượt qua giai đoạn khó khăn do chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19.
17 đoàn tàu của tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đã được đăng kiểm và cấp chứng nhận an toàn sau thời gian chạy thử nghiệm.
Theo dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước sẽ không được rót vốn vào bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm, các quỹ đầu tư mạo hiểm, công ty quản lý chứng khoán... trừ đơn vị có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, kinh doanh trong các lĩnh vực này.
Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil, đã dùng tiền để mua chuộc cán bộ. Sau khi nhận 250.000 USD từ Hạnh, 2 cựu Vụ phó và Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã đồng ý tạo điều kiện giúp Xuyên Việt Oil đáp ứng các điều kiện để được cấp lại giấy phép.
Trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.
Thời gian qua, lượng khách đặt mua vé máy bay Tết đang có xu hướng tăng cao. Vì thế, các hãng đã có kể hoạch điều chỉnh, bổ sung tăng tải để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Chỉ còn một thời gian ngắn nữa là Việt Nam sẽ có điện từ khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), đánh dấu cột mốc quan trọng trong ngành năng lượng và năng lượng sạch, giảm phát thải carbon và chuyển đổi kinh tế xanh.