Chủ nhật, 12/05/2024

Khi con tôm và cây lúa về sống chung một nhà

09/02/2024 11:05 AM (GMT+7)

Từ vùng đất nhiễm phèn mặn chỉ trồng được lúa mùa một vụ trong năm, người dân ĐBSCL phát triển thành mô hình tôm - lúa độc đáo, chỉ có ở Việt Nam.

Khi con tôm và cây lúa về sống chung một nhà- Ảnh 1.

Mô hình tôm-lúa ở ĐBSCL đạt gần 190.000ha. Ảnh: H.Xây

Ngoài việc giúp tăng thu nhập, đây còn là mô hình thích ứng tốt với biến đổi khí hậu hiện nay.

Đến nhiều vùng đất gần giáp biển đang có mô hình luân canh tôm - lúa ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang, nhiều nông dân nói rằng, nơi đây đa số là đất nhiễm phèn, chỉ trồng lúa mùa, mỗi năm chỉ sản xuất được một vụ.

Lợi nhuận bất ngờ trên vùng đất khó

Trước đây, lúa mùa có thời gian sản xuất kéo dài đến 6 - 7 tháng mới thu hoạch và năng suất không cao nên người dân để ăn chứ không có bán. Còn hiện nay, mô hình luân canh tôm - lúa ở huyện An Minh giúp nông dân thu lợi rất cao.

Nông dân Phạm Văn Hoàng Diệu ở xã Đông Thạnh, huyện An Minh cho hay, thời điểm này anh cũng như nhiều nông dân khác ở địa phương đang làm lúa. Sau vụ lúa này mới cải tạo lại đất rồi thả tôm giống nuôi.

Đặc biệt, theo anh Diệu, anh đang trồng lúa hữu cơ chứ không phải trồng lúa theo cách truyền thống, phun nhiều thuốc hóa học. Với cách làm này, cây lúa hữu cơ chủ yếu dùng chất thải tôm nuôi trong ruộng vụ trước, là nguồn phân bón rất tốt.

Ngoài ra, do làm một vụ lúa xong nghỉ, chuyển qua vụ tôm đã cắt đứt được chuỗi phát triển của sâu bệnh, nên sâu bệnh không lây lan qua các vụ được. Vì vậy, đỡ tốn nhiều chi phí. Về phía con tôm, nhờ nguồn nước sạch nên cũng phát triển tốt, đỡ tốn chi phí thức ăn.

Theo tính toán của anh Diệu, mô hình luân canh tôm - lúa cho lợi nhuận từ 180 - 200 triệu đồng/ha/năm. Điều quan trọng hơn mà anh Diệu chia sẻ là mô hình rất bền vững, con tôm và cây lúa song hành, hỗ trợ nhau, vốn đầu tư thấp, ít rủi ro và quy trình thực hiện đơn giản. Mô hình này còn thân thiện với môi trường, bảo vệ sức khỏe cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng.

Từ năm 2016, qua nhiều kênh thông tin, nông dân ở xã Đông Thạnh đã bắt đầu tiếp cận mô hình tôm - lúa. Lúc đầu, chỉ số ít hộ làm, do hiệu quả nên diện tích nhân rộng ngày càng nhanh. Hiện nay, hầu hết nông dân trong xã đều làm theo mô hình này. Toàn huyện An Minh hiện có trên 47.000ha nuôi trồng thủy sản, trong đó, nông dân làm theo mô hình tôm - lúa khoảng 39.000ha.

Cây lúa, con tôm ngày càng "có giá"

Đến thăm Hợp tác xã (HTX) Tôm - cua - lúa Thạnh An, xã Đông Thạnh, huyện An Minh, cây lúa, con tôm nơi đây ngày càng "có giá", nông dân thu nhập ngày càng cao, HTX ngày càng lớn mạnh theo thời gian.

Từ năm 2016, HTX chỉ có 13 thành viên, diện tích sản xuất chưa đến 20ha nhưng đến nay đã lên đến 61 thành viên, với tổng quy mô gần 400ha. Và dự kiến nơi đây sẽ mở rộng quy mô lên khoảng 1.000ha mô hình tôm - lúa.

Khi con tôm và cây lúa về sống chung một nhà- Ảnh 2.

Anh Phạm Văn Hoàng Diệu ở xã Đông Thạnh, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang thực hiện mô hình luân canh tôm-lúa. Ảnh: Huỳnh Xây

Ông Nguyễn Văn Khánh - Giám đốc hợp HTX Tôm - cua - lúa Thạnh An phấn khởi cho biết, thời điểm thành lập, các xã viên đa phần canh tác theo tập quán truyền thống, việc xuống giống tôm hay gieo sạ lúa đều không đồng loạt. Hơn nữa việc liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm cũng chưa được thực hiện, bà con mạnh ai nấy làm.

Mọi chuyện thay đổi khi năm 2018, HTX vận động xã viên chuyển sang sản xuất theo mô hình tôm - lúa, đồng thời thực hiện ký kết với doanh nghiệp để sản xuất lúa hữu cơ xuất khẩu. "Cột mốc này đánh dấu bước phát triển mới trong đời sống và sản xuất của xã viên HTX", ông Khánh nói.

Theo đó, HTX của ông Khánh chủ yếu sản xuất giống lúa ST5, bởi thời gian sinh trưởng kéo dài đến 120 ngày, phù hợp với điều kiện canh tác của mô hình luân canh tôm - lúa. Hơn nữa, giống lúa này cũng có năng suất ổn định khoảng 4,9 tấn/ha, giúp nông dân có lợi nhuận hàng năm bình quân 24 - 25 triệu đồng/ha (do lúa hữu cơ nên doanh nghiệp cam kết mua cao hơn giá thị trường).

"Khi chưa liên kết với doanh nghiệp trong khâu cung cấp giống và thu mua lúa lúc thu hoạch, nông dân chỉ ưu tiên nuôi tôm, bởi thu nhập cao. Khi có doanh nghiệp lúa gạo liên kết, đầu ra ổn định, nông dân đã mạnh dạn trồng lúa luân canh tôm, từ đó diện tích lúa tăng dần, khác hẳn với việc nông dân chỉ tận dụng từ 40 - 50% diện tích của gia đình để trồng lúa vừa đủ ăn như trước đây", ông Khánh kể. Trong năm qua, HTX cung ứng 1.100 tấn lúa hữu cơ cho doanh nghiệp khi diện tích gieo trồng đang là 350ha.

HTX Tôm - cua - lúa Thạnh An đã và đang nỗ lực trong việc xây dựng nhãn hiệu gạo. Riêng về con tôm, HTX đã kết nối với doanh nghiệp triển khai các quy trình nuôi tôm tiên tiến, tiến tới chứng nhận tôm đạt chuẩn hữu cơ nhằm nâng cao giá trị cho con tôm.

Ngoài luân canh tôm - lúa ở ĐBSCL, nông dân nhiều địa phương ven biển còn làm mô hình lúa - tôm theo dạng vừa nuôi tôm, vừa trồng lúa trong cùng một diện tích. Hiện diện tích mô hình ở ĐBSCL đạt gần 190.000ha (chiếm 26,8% so với diện tích nuôi tôm của 8 tỉnh vùng ĐBSCL), dự kiến có thể tăng trong thời gian tới.

Theo Sở NNPTNT các địa phương ĐBSCL, lúa và tôm thực hiện theo mô hình đều được các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm nên bà con rất an tâm đầu tư. Ngoài tăng thêm thu nhập trên cùng diện tích sản xuất, mô hình tôm - lúa còn được xem là mô hình thích ứng rất tốt với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay. Chưa dừng lại ở đó, hình thức nuôi này còn làm tăng khả năng cạnh tranh của con tôm vùng ĐBSCL trong bối cảnh giá bán tôm nguyên liệu trên thị trường thấp.

Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, mô hình lúa - tôm rất độc đáo, riêng biệt, cần có những nghiên cứu, quy hoạch vùng nuôi đi kèm với đó là chứng nhận bền vững thể hiện tính đặc thù.

"Nếu được quy hoạch vùng tôm - lúa và có chứng nhận quốc tế nói trên, có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của nhiều thị trường trên thế giới về mặt tự nhiên, sinh thái và bền vững. Lúc này, mô hình lúa - tôm của Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh cao" - ông Hòe nói.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Siết xử phạt kinh doanh sản phẩm thuốc lá sai quy định tại TP.HCM

Siết xử phạt kinh doanh sản phẩm thuốc lá sai quy định tại TP.HCM

TP.HCM yêu cầu kiểm soát chặt chẽ hoạt động bán buôn, bán lẻ các sản phẩm thuốc lá; tăng cường xử phạt các hành vi vi phạm về kinh doanh các sản phẩm thuốc lá.

Gỡ khó tiền sử dụng đất tại TP.HCM

Gỡ khó tiền sử dụng đất tại TP.HCM

Công tác xác định tiền sử dụng đất là một vướng mắc về pháp lý mà doanh nghiệp bất động sản TP.HCM đang gặp phải. Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã đề xuất nhiều giải pháp để khơi thông điểm nghẽn trên.

Hàng loạt biển quảng cáo, trang trí lớn tắt điện sau 22 giờ.

Hàng loạt biển quảng cáo, trang trí lớn tắt điện sau 22 giờ.

Đẩy mạnh thực hiện tiết kiệm điện, từ ngày 1/5 đến 30/6, UBND TP.HCM yêu cầu yêu tắt hoặc giảm 50% công suất hệ thống chiếu sáng quảng cáo, hệ thống chiếu sáng hành lang, bãi xe, khuôn viên, các khu vực công cộng từ 22 giờ và tắt toàn bộ hệ thống chiếu sáng trang trí từ 22 giờ để tiết kiệm điện

TP.HCM tiêu huỷ hàng loạt quần áo, giày, dép, khẩu trang… không rõ nguồn gốc

TP.HCM tiêu huỷ hàng loạt quần áo, giày, dép, khẩu trang… không rõ nguồn gốc

Cơ quan chức năng đã tiến hành tiêu huỷ hơn 15.000 sản phẩm quần, áo, váy, giày thể thao, khẩu trang… không rõ nguồn gốc đã được thu giữ trước đó trong quá trình kiểm tra các cơ sở.

Phong cách thanh lịch của Trương Tịnh Nghi

Phong cách thanh lịch của Trương Tịnh Nghi

Hình ảnh của Trương Tịnh Nghi trong một sự kiện gần đây nhận nhiều lời khen ngợi.

Tư vấn hỗ trợ nông nghiệp - Hội đồng hành cùng nông dân phát triển kinh tế.

Tư vấn hỗ trợ nông nghiệp - Hội đồng hành cùng nông dân phát triển kinh tế.

Mô hình điểm tư vấn hỗ trợ nông nghiệp được kỳ vọng trở thành nơi giao lưu, học hỏi và đặc biệt giúp nông dân yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế.