Khu công nghiệp Biên Hòa 1 nằm trên các trục giao thông quan trọng: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 51; thuộc khu vực là giao điểm giữa TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương. Khu công nghiệp Biên Hòa 1 cách TP. Biên Hòa khoảng 5km, TP. Hồ Chí Minh khoảng 25km, sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 30km, cảng Đồng Nai khoảng 2km, cảng Sài Gòn khoảng 30km, cảng Phú Mỹ khoảng 44km.
Các lĩnh vực thu hút đầu tư vào khu công nghiệp Biên Hòa 1 là chế biến thực phẩm, hóa chất, vật liệu xây dựng, cơ khí luyện kim, gia công kim loại, điện tử, giấy, dịch vụ.
Khu công nghiệp Biên Hòa 1 hiện có hơn 150 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có khoảng 17 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Số lao động đang làm việc tại đây khoảng hơn 21.000 người. Để thực hiện đề án chuyển đổi công năng của khu công nghiệp này, Đồng Nai sẽ thực hiện di dời tất cả doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hộ dân đang sinh sống tại đây.
UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, các cơ quan chức năng của tỉnh đang gấp rút thực hiện đề án Chuyển đổi công năng khu công nghiệp Biên Hòa 1 (phường An Bình, TP Biên Hòa) thành một khu đô thị - dịch vụ - thương mại hiện đại, tạo điểm nhấn cho đô thị Biên Hòa; đồng thời, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, bảo vệ nguồn nước sông Đồng Nai.
Khu công nghiệp Biên Hòa 1 nằm dọc sông Đồng Nai, đồng thời chạy dọc theo quốc lộ 1, do đó, sau khi thực hiện chuyển đổi công năng, khu vực này có nhiều thuận lợi để phát triển đô thị, tạo điểm nhấn về cảnh quan và không gian kiến trúc cho đô thị Biên Hòa.
UBND tỉnh Đông Nai cho biết, Đồng Nai sẽ nỗ lực để di dời các doanh nghiệp cũng như các hộ dân tại khu công nghiệp Biên Hòa 1 trong quỹ thời gian từ 1-2 năm. Sau đó, tỉnh sẽ thực hiện quy trình để hình thành nên một khu đô thị - dịch vụ - thương mại theo quy hoạch.
Xét riêng về phát triển khu công nghiệp tại tỉnh Đồng Nai, tỉnh hiện có số khu công nghiệp nhiều nhất cả nước với 31 khu công nghiệp đang hoạt động, 1 khu công nghiệp đang đầu tư xây dựng hạ tầng, còn lại 8 khu công nghiệp chưa được thành lập.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, Đồng Nai liền kề TP.HCM, nằm giữa 4 vùng kinh tế trọng điểm và mạng lưới hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện. Theo đó, Đồng Nai nối liền Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên, toàn bộ đồng bằng Sông Cửu Long và là cửa ngõ trọng yếu phía đông của TP.HCM.
Hiện nay, tỉnh Đồng Nai sở hữu hệ thống hạ tầng cơ sở toàn diện, từ mạng lưới giao thông quốc gia đến hệ thống đường kết nối liên tỉnh, liên huyện. Các công trình hạ tầng hiện hữu, những hệ thống giao thông liên kết kinh tế chính của địa phương gồm có: quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51, tuyến đường sắt Bắc Nam, cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây.
Cùng với đó, Đồng Nai có vị trí địa lý gần Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, cụm cảng Cái Mép – Thị Vải, cụm cảng Sài Gòn – Cát Lái.
Về đường sắt, tỉnh Đồng Nai hiện chiếm hơn 5% tổng chiều dài đường sắt Việt Nam, với 8 nhà ga đường sắt để vận tải hàng hóa và con người. Đặc biệt, theo dự kiến, dự án sân bay quốc tế Long Thành với năng suất phục vụ 100 triệu khách/năm, luân chuyển hàng hóa hơn 5 triệu tấn/năm.
Hơn nữa, Đồng Nai là trung tâm giao thông vùng nên giảm được nhiều chi phí vận chuyển hàng hóa ra cảng, các tỉnh, thành khác.
Do đó, theo Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai, những lợi thế trên giúp Đồng Nai trở thành trung tâm logistics, công nghiệp và dịch vụ hàng đầu Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cho biết, Đồng Nai là một trong những tỉnh phát triển công nghiệp hàng đầu của cả nước với các khu công nghiệp được quy hoạch với diện tích trên 12.055 ha.
Trong đó, các khu cồng nghiệp đang hoạt động đã xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ và thu hút được trên 84% diện tích đất cho thuê. Trên thực tế, các nhà đầu tư rót vốn vào tỉnh Đồng Nai đầu tư dễ dàng nhận được nhiều thuận lợi trong việc liên kết cung cấp sản phẩm đầu vào và xuất khẩu nhờ lợi thế về logistics và liên kết của các khu công nghiệp.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.