Thị trường bất động sản TP.HCM từ nửa cuối 2022 rơi vào cảnh đóng băng. Hơn 1 năm qua, thị trường luôn trong trạng thái "khát" nguồn cung và "thiếu vắng" khách hàng. Lượng giao dịch sụt giảm kỉ lục, dòng tiền yếu và niềm tin của nhà đầu tư bị sụt giảm. Bất động sản rơi vào trầm lắng, khắp nơi xuất hiện biển rao bán với mức giá cắt lỗ…
Trước tình hình trên, các doanh nghiệp bất động sản đồng loạt lâm vào trạng thái "ngộp thở". Đồng thời, nghề môi giới bất động sản cũng lao đao. Nhiều công ty, sàn giao dịch có hơn phân nửa nhân viên môi giới đã nghỉ việc. Những người còn bám trụ với nghề, hằng ngày phải chật vật cố gắng tìm khách hàng.
Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), hiện tượng sụt giảm số lượng môi giới bất động sản trở thành làn sóng. Thị trường ghi nhận một số lượng lớn môi giới bất động sản nghỉ việc.
Số liệu khảo sát của VARS cho thấy, trong 5 tháng đầu năm, có 554 doanh nghiệp bất động sản giải thể, tăng 30,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi số lượng doanh nghiệp bất động sản thành lập mới giảm 61,4% so với cùng kỳ, chỉ còn 1.744 đơn vị.
Hiện tượng sụt giảm số lượng môi giới bất động sản trở thành làn sóng càn quét trên quy mô rộng khắp các địa phương trên cả nước. Số lượng môi giới hoạt động chỉ còn khoảng 30 - 40% so với thời điểm cuối năm 2022.
Trong quý 1/2023, doanh thu của các doanh nghiệp bất động sản giảm 6,46% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế giảm 38,6% so với cùng kỳ năm 2022. Lượng hàng tồn kho lớn, chủ yếu đến từ các dự án xây dựng dở dang, buộc phải tạm dừng do doanh nghiệp không còn đủ nguồn lực để tiếp tục triển khai dự án. "Nghèo nàn, kém hấp dẫn, thiếu hụt" là những từ chính xác để mô tả về thực trạng nguồn cung trong thời gian qua.
Cụ thể, năm 2022, nguồn cung ra thị trường đạt khoảng 48.500 sản phẩm, chỉ bằng hơn 20% năm 2018 (năm trước khi xảy ra đại dịch Covid-19). Cơ cấu nguồn cung chủ yếu là sản phẩm cao cấp, giá trị lớn. Đến quý 1/2023, nguồn cung ra thị trường đạt khoảng 25.000 sản phẩm, chủ yếu là hàng tồn kho từ các dự án mở bán trước đó. Thị trường thiếu vắng hẳn thông tin mở bán từ những dự án mới hoàn toàn.
Các chuyên gia của VARS đánh giá, làn sóng này đã diễn ra trong khoảng thời gian dài, với từng đợt giảm dần, giảm dần và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Những môi giới bám trụ lại với nghề phải vận dụng linh hoạt đủ mọi hình thức để có thể tồn tại như đa dạng hóa lĩnh vực, tìm kiếm việc làm thêm…
Trước đó, thống kê của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, trong quý 1/2023, khoảng 50% sàn giao dịch phải đóng cửa hoặc tạm dừng hoạt động với hàng nghìn lao động phải mất việc. Ước tính số môi giới đang hoạt động chỉ còn khoảng 30% - 40% so với giai đoạn đầu năm 2022.
VARS dự báo, nếu tình hình thị trường bất động sản vẫn tiếp tục diễn biến khó khăn thì có tới 23% doanh nghiệp không thể duy trì hoạt động được tới hết quý 3/2023 và chỉ khoảng 43% doanh nghiệp trụ được đến hết năm nay.
Trong khi đó, nhiều môi giới cho biết vì áp lực mưu sinh, họ đành phải nghỉ việc tìm hướng đi mới. Chị Quỳnh - môi giới một sàn giao dịch tại TP.Thủ Đức cho biết từng gắn bó 3 năm với nghề môi giới, giờ đành ngậm từ sau Tết đến nay chị chưa bán thành công một sản phẩm nào. Áp lực cơm áo gạo tiền khiến chị phải nghỉ việc, chuyển sang bán hàng online.
Anh Quân (5 năm kinh nghiêm trong lĩnh vực môi giới) chia sẻ nửa năm qua, tình hình kinh doanh ế ẩm, công ty cắt giảm nhân sự, cắt giảm lương và hoa hồng, rồi dần dần là "giam hoa hồng" của nhân viên.
"Chốt được khách mua hàng trong thời điểm này quả thật là quý như vàng. Nhưng nhân bán hàng thành công, công ty cũng không thanh toán hoa hồng. Nhiều người nản quá đã xin nghỉ để tìm việc khác. Tôi cũng đang cố gắng kéo dài, chờ nhận được tiền thì đi tìm công việc khác", anh Quân nói.
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản cho rằng lượng môi giới bỏ nghề phần lớn thuộc các đối tượng nhân sự mới, thời gian gắn bó với nghề con ngắn. Những nhân viên này thường chưa được đào tạo bài bản về nghề cũng như khả năng ứng biến trước các tình huống khó khăn của thị trường. Ngược lại, những nhân viên có thâm niên nhiều năm, đã từng trải qua nhiều giai đoạn phát triển lên - xuống của nền kinh tế sẽ góc nhìn, khả năng xử lý tình huống tốt và gắn bó bền chặt hơn với nghề.
"Làn sóng môi giới bất động sản nghỉ việc sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới, khi mà thị trường vẫn chưa có tín hiệu phục hồi rõ rệt. Tuy nhiên, mức thu nhập của nghề môi giới bất động sản trong nhiều năm qua vẫn ở mức cao so với mặt bằng chung thị trường. Vì vậy, khi thị trường khởi sắc, nhiều người vẫn sẽ quay trở lại nghề để tận dụng cơ hội kiếm tiền", mội chuyên gia bất động sản nhận định.
Để phục vụ nhu cầu người dân, ngành đường sắt sẽ bổ sung nhiều đoàn tàu kết nối TP.HCM và các tỉnh miền Trung trong cao điểm Tết Nguyên đán.
Phần lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết của SATRA giảm mạnh phần nào cho thấy sự khó khăn của liên doanh Heineken tại thị trường Việt Nam. Hồi tháng 6, Heineken cũng vừa đóng cửa một nhà máy tại Quảng Nam.
Giá gạo ST25 thời gian qua liên tục tăng. Ngay cả thương hiệu gạo ST25 của kỹ sư Hồ Quang Cua trước đây ít bị tác động trong những đợt tăng giá nhưng cũng đã điều chỉnh 2 lần trong tháng 9. Vì sao vậy?
Nếu chào bán thành công gần 50 triệu cổ phiếu, Đồng Tâm Group sẽ tăng vốn điều lệ từ hơn 995 tỷ đồng lên gần 1.493 tỷ đồng.
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức vừa ký quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị - dịch vụ Long Thành tại huyện Long Thành.
Ngày 2/10, Hội thảo quốc gia “Đất và phân bón” lần thứ nhất năm 2024 do Cục Trồng trọt phối hợp Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) và Công ty CP Phân bón Bình Điền tổ chức đã diễn ra tại TP Cần Thơ