Lộ diện tỉnh có tỷ lệ hộ gia đình sở hữu ô tô cao nhất cả nước: Cứ 6 hộ thì 1 hộ có ô tô
Bảo Hân
04/01/2025 8:00 AM (GMT+7)
Theo kết quả Tổng điều tra dân số nhà ở của Tổng cục Thống kê đã cho chúng ta biết những con số thú vị về tỷ lệ hộ gia đình sở hữu ô tô tại Việt Nam theo các tỉnh thành.
Nếu tính chung cả thành thị và nông thôn thì các tỉnh thành có tỷ lệ hộ gia đình sở hữu ô tô cao nhất là Quảng Ninh (17,7%), Thái Nguyên (17,4%) và Vĩnh Phúc (17,1%), Đà Nẵng (15,8%) và Hà Nội (15%).
Theo kết quả điều tra năm 2019, các tỉnh thành có tỷ lệ hộ gia đình sở hữu ô tô cao nhất thời điểm đó là TP Hà Nội (12%), TP Đà Nẵng (10,7%) và Thái Nguyên (10,3%). Như vậy, kết quả điều tra năm 2024 vừa qua cho thấy Quảng Ninh đã vượt qua cả Hà Nội, Đà Nẵng và Thái Nguyên để vươn lên dẫn đầu, trung bình cứ chưa đến 6 hộ gia đình (5,6) thì có 1 hộ có ô tô.
Mặc dù TP.HCM là đầu tàu kinh tế của cả nước nhưng lại không nằm trong Top 10 tỉnh, thành có tỉ lệ dân sở hữu ô tô nhiều nhất. Thậm chí, tỷ lệ dân sở hữu ô tô tại đây còn thấp hơn cả vùng nông thôn ở Vĩnh Phúc.
Tính đến năm 2024, khoảng 9,0% tổng số hộ gia đình ở Việt Nam sở hữu ô tô, tăng từ 5,7% vào năm 2019.
Tỷ lệ sở hữu ô tô tại Việt Nam hiện vẫn thấp, kém xa nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, sẽ tăng "chóng mặt" sau 10 năm nữa do sự phát triển kinh tế và hạ tầng giao thông.
Dữ liệu từ Tổ chức Các nhà sản xuất ô tô quốc tế (OICA) mới công bố cho thấy, tỷ lệ sở hữu ô tô tại Việt Nam hiện đang ở mức trung bình khoảng 63 xe/1.000 dân, cho thấy tiềm năng lớn cho thị trường ô tô trong tương lai.
Tỷ lệ sở hữu ô tô giữa khu vực nông thôn và thành thị ở Việt Nam có sự chênh lệch rõ rệt. Cụ thể:
Khu vực thành thị: Tỷ lệ hộ gia đình sở hữu ô tô đạt khoảng 9,5%. Điều này cho thấy rằng trong số 100 hộ gia đình ở thành phố, có khoảng 9 hộ sở hữu ô tô.
Khu vực nông thôn: Tỷ lệ này chỉ là 3,6%, tức là trong số 100 hộ gia đình nông thôn, chỉ có khoảng 4 hộ sở hữu ô tô.
Sự khác biệt này cho thấy rằng người dân thành phố có xu hướng sở hữu ô tô cao hơn so với người dân nông thôn, điều này có thể liên quan đến mức thu nhập và nhu cầu di chuyển khác nhau giữa hai khu vực.
Kết quả khảo sát của Tổng cục Thống kê cho thấy, năm 2023 thu nhập bình quân 1 người 1 tháng theo giá hiện hành đạt 4,96 triệu đồng. Nhóm có thu nhập cao nhất (chiếm 20% dân số) bình quân đạt 10,86 triệu đồng/người/tháng, còn nhóm có thu nhập thấp nhất (chiếm 20% dân số) bình quân chỉ đạt 1,45 triệu đồng/người/tháng. Năm 2023, nhân khẩu bình quân 1 hộ gia đình Việt Nam là 3,6 người, số người trong độ tuổi lao động bình quân là 2,1 người. Với gia đình có 2 lao động sẽ có thu nhập bình quân 10 triệu đồng/tháng, tương đương với 120 triệu đồng/năm, muốn mua 1 chiếc ô tô phổ thông có giá 500 triệu đồng để đi lại, sẽ mất hơn 4 năm làm việc và không chi tiêu gì mới đạt được.
Bộ Công thương cho biết, giá xe tại Việt Nam cao hơn gần 2 lần so với các nước trong khu vực (Thái Lan và Indonesia) và con số này còn lớn hơn nếu so với các nước có ngành công nghiệp ô tô đã phát triển ổn định như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc... Nguyên nhân lớn nhất khiến giá xe tại Việt Nam cao là do thuế và phí cao. Hiện tại, chỉ 3 khoản thuế (nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt và giá trị gia tăng) đã chiếm từ 40 -55% giá bán các mẫu xe sử dụng động cơ đốt trong, có dung tích xi lanh từ 3.0L trở xuống. Chưa kể, để được lưu thông, người mua xe còn phải chi thêm 10-12% lệ phí trước bạ và các loại phí khác. Thuế, phí cao trong khi thu nhập của phần lớn người dân còn thấp, nên số hộ gia đình sở hữu ô tô thấp.
Các nhà đầu tư toàn cầu sắp có thông tin rõ ràng về các kế hoạch áp thuế của chính quyền Trump vào thứ Tư 2/4, nhưng với rất ít thông tin chi tiết về những gì sẽ xảy ra, thị trường tài chính vẫn trong tình trạng căng thẳng.
Theo dự báo kinh tế của Viện Kinh tế Phát triển thuộc Tổ chức Thương mại Đối ngoại Nhật Bản (JETRO), các mức thuế quan trả đũa toàn diện của Tổng thống Mỹ Donald Trump, dự kiến có hiệu lực vào 2/4, có thể cắt giảm hơn 700 tỷ USD khỏi GDP toàn cầu vào năm 2027.
Sau khi hoàn thành nâng cấp và các thủ tục trình cấp thẩm quyền tỉnh phê duyệt, Cocoland THU XA Ancient Town Resort sẽ trở thành khu nghỉ dưỡng đầu tiên và duy nhất đạt chuẩn 5 sao của tỉnh Quảng Ngãi.
Để thúc đẩy tiêu dùng, Việt Nam cần thực hiện nhiều chính sách đồng bộ, bao gồm các chính sách kích cầu, phát triển du lịch, nâng cao thu nhập người dân thông qua việc phát triển các trụ cột đầu tư, xuất khẩu.
Tại Việt Nam, có khoảng 500 điểm khai thác vàng nhưng số lượng các mỏ quặng lớn với trữ lượng trên 30 tấn như ở Tây Bắc vừa được phát hiện là không nhiều.
Các nhà đầu tư đang đổ xô vào vàng như “nơi trú ẩn an toàn” trong bối cảnh biến động chính trị và kinh tế liên quan đến các chính sách của chính phủ mới của Mỹ, tạo thêm động lực thúc đẩy giá vàng liên tiếp lập những kỷ lục mới.
Các nhà đầu tư toàn cầu sắp có thông tin rõ ràng về các kế hoạch áp thuế của chính quyền Trump vào thứ Tư 2/4, nhưng với rất ít thông tin chi tiết về những gì sẽ xảy ra, thị trường tài chính vẫn trong tình trạng căng thẳng.
Theo dự báo kinh tế của Viện Kinh tế Phát triển thuộc Tổ chức Thương mại Đối ngoại Nhật Bản (JETRO), các mức thuế quan trả đũa toàn diện của Tổng thống Mỹ Donald Trump, dự kiến có hiệu lực vào 2/4, có thể cắt giảm hơn 700 tỷ USD khỏi GDP toàn cầu vào năm 2027.
Sau khi hoàn thành nâng cấp và các thủ tục trình cấp thẩm quyền tỉnh phê duyệt, Cocoland THU XA Ancient Town Resort sẽ trở thành khu nghỉ dưỡng đầu tiên và duy nhất đạt chuẩn 5 sao của tỉnh Quảng Ngãi.
Để thúc đẩy tiêu dùng, Việt Nam cần thực hiện nhiều chính sách đồng bộ, bao gồm các chính sách kích cầu, phát triển du lịch, nâng cao thu nhập người dân thông qua việc phát triển các trụ cột đầu tư, xuất khẩu.
Tại Việt Nam, có khoảng 500 điểm khai thác vàng nhưng số lượng các mỏ quặng lớn với trữ lượng trên 30 tấn như ở Tây Bắc vừa được phát hiện là không nhiều.
Các nhà đầu tư đang đổ xô vào vàng như “nơi trú ẩn an toàn” trong bối cảnh biến động chính trị và kinh tế liên quan đến các chính sách của chính phủ mới của Mỹ, tạo thêm động lực thúc đẩy giá vàng liên tiếp lập những kỷ lục mới.