Mekong Connect 2021: Liên kết quan trọng nhất cần đạt được là tầm nhìn giữa lãnh đạo các địa phương
Quốc Hải
11/12/2021 6:30 AM (GMT+7)
Đây là chia sẻ của Giám đốc Sở Công thương TP.HCM Bùi Tá Hoàng Vũ về mục tiêu của Diễn đàn Mekong Connect 2021 - Liên kết phát triển TP.HCM và các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), sẽ diễn ra tại TP.HCM vào ngày 17/12 tới.
Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM chia sẻ về tầm nhìn Mekong Connect 2021 - Ảnh: Quốc Hải
Năm nay là lần đầu tiên Diễn đàn Mekong Connect diễn ra tại TP.HCM. Theo ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, một phần lý do là tình hình dịch bệnh ở TP.HCM hiện ổn hơn các địa phương khác trong vùng. Tuy nhiên, động lực chính để TP.HCM quyết định "đăng cai" tổ chức Mekong Connect 2021 là do "TP.HCM thiết tha muốn đẩy mạnh liên kết với các tỉnh, thành ở ĐBSCL".
"Liên kết có giá trị rất quan trọng, hơn nữa thương mại giữa TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL là hai chiều, bởi TP.HCM tiếp nhận các sản phẩm nguyên liệu từ các tỉnh, sau đó sản xuất và phân phối ngược lại cho các tỉnh.
Trong điều kiện dịch bệnh thời gian qua, càng cho thấy ý nghĩa của liên kết, khi TP.HCM nhận được sự hỗ trợ từ các tỉnh, thành lân cận. Do đó, TP.HCM càng muốn liên kết chặt chẽ với các tỉnh ĐBSCL", ông Bùi Tá Hoàng Vũ, nhấn mạnh.
Vì vậy, tại Diễn đàn Mekong Connect 2021, thành phố sẽ tham gia với tư cách một thành viên chính thức, xuất phát từ nhu cầu liên kết trong phát triển kinh tế. Và TP cũng cam kết sẽ gắn bó với diễn đàn này một cách xuyên suốt trong những năm kế tiếp.
Với chủ đề năm nay là "Phục hồi kinh tế và liên kết phát triển trong bình thường mới", Mekong Connect được kỳ vọng là nơi gặp gỡ giữa doanh nghiệp, nông dân với các chuyên gia tư vấn để hỗ trợ trong quá trình phục hồi và kinh doanh sau đại dịch. Trong đó, các vấn đề về y tế cơ sở, nhân lực, công nghệ... được chú trọng.
Mặt khác, đây cũng là cơ hội để lãnh đạo các tỉnh, thành lắng nghe ý kiến đóng góp, phản ánh của chuyên gia và doanh nghiệp, nông dân.
Ông Bùi Tá Hoàng Vũ khẳng định một trong những liên kết quan trọng nhất cần đạt được là liên kết về tầm nhìn giữa lãnh đạo các địa phương.
Lãnh đạo Sở Công thương TP.HCM khẳng định thương mại giữa TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL là hai chiều... - Ảnh: PVCFC
"Thực tế giai đoạn vừa qua (nhất là lúc giãn cách) đã xuất hiện tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng giữa thành phố và các tỉnh ĐBSCL. Vùng sản xuất dư thừa rau củ quả, thịt, cá... nhưng người dân TP.HCM lại phải mua thực phẩm với giá cao. Nguyên nhân là vì đứt gãy chuỗi cung ứng do cách ứng xử về phòng chống dịch khác nhau ở các nơi", Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM nói.
Ngoài ra, chia sẻ thêm về hoạt động phục hồi kinh tế và liên kết phát triển trong bình thường mới, ông Vũ cho rằng, cần xác định chúng ta vẫn sống trong trạng thái còn dịch bệnh và vẫn chưa hiểu rõ về biến chủng mới Omicron. Do đó, phát triển kinh tế hiện đang là nhiệm vụ thôi thúc tất cả tỉnh, thành nhưng vấn đề quan trọng không kém là bảo vệ sức khỏe của người dân.
"Nếu không có phát triển kinh tế sẽ không có an sinh bền vững và quan trọng hơn là không đủ nguồn lực để chống dịch. Nhưng phát triển kinh tế mà không chú ý bảo vệ sức khỏe, cũng sẽ không đảm bảo sự thành công", ông Vũ nói thêm.
Mekong Connect 2021 với chủ để "Phục hồi kinh tế và liên kết phát triển trong bình thường mới" sẽ tổ chức 4 phiên thảo luận gồm:
(1) Phát huy mạng lưới y tế cơ sở trong công tác phòng chống dịch Covid-19 và đảm bảo an toàn phòng chống dịch trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
(2) Phục hồi kinh tế và chuỗi cung ứng hàng hóa giữa TP.HCM và các tỉnh, thành ĐBSCL. (3) Nguồn nhân lực cho ngành nông nghiệp và ĐBSCL.
(4) Chính sách và các vấn đề liên kết giữa TP.HCM và các tỉnh, thành ĐBSCL.
Theo thông tin trên Báo Chính phủ, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3332/VPCP-KTTH ngày 18/4 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.
Thương mại điện tử đang phát triển với tốc độ chóng mặt, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế số. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng là hàng loạt thách thức trong công tác quản lý.
Ngân hàng Nhà nước cho rằng, chênh lệch giá trong nước và thế giới đã được kiểm soát trong biên độ phù hợp và đã có tờ trình sửa Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Không còn “lách cửa” vào thị trường Mỹ như trước, các ông lớn thời trang như Shein và Temu chuẩn bị đối mặt với cú sốc lớn: hàng loạt sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc sắp bị đánh thuế nặng. Người tiêu dùng Mỹ cũng rơi vào thế khó – muốn tiết kiệm thì phải tìm hướng đi mới.
Giá vàng vượt ngưỡng 3.300 USD một ounce và đạt mức cao kỷ lục khi các nhà đầu tư tìm nơi trú ẩn khỏi sự bất ổn xung quanh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng giá vàng có thể lên tới 3.500 USD trong tương lai không xa.
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại căng thẳng với Trung Quốc, tuyên bố của Nhà Trắng rằng một số hàng hóa Trung Quốc phải chịu mức thuế 245% đã gây ra hoang mang ở Bắc Kinh.
Theo thông tin trên Báo Chính phủ, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3332/VPCP-KTTH ngày 18/4 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.
Thương mại điện tử đang phát triển với tốc độ chóng mặt, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế số. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng là hàng loạt thách thức trong công tác quản lý.
Ngân hàng Nhà nước cho rằng, chênh lệch giá trong nước và thế giới đã được kiểm soát trong biên độ phù hợp và đã có tờ trình sửa Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Không còn “lách cửa” vào thị trường Mỹ như trước, các ông lớn thời trang như Shein và Temu chuẩn bị đối mặt với cú sốc lớn: hàng loạt sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc sắp bị đánh thuế nặng. Người tiêu dùng Mỹ cũng rơi vào thế khó – muốn tiết kiệm thì phải tìm hướng đi mới.
Giá vàng vượt ngưỡng 3.300 USD một ounce và đạt mức cao kỷ lục khi các nhà đầu tư tìm nơi trú ẩn khỏi sự bất ổn xung quanh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng giá vàng có thể lên tới 3.500 USD trong tương lai không xa.
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại căng thẳng với Trung Quốc, tuyên bố của Nhà Trắng rằng một số hàng hóa Trung Quốc phải chịu mức thuế 245% đã gây ra hoang mang ở Bắc Kinh.