Không chỉ Bách Hóa Xanh, nhiều chuỗi khác của Thế Giới Di Động như nhà thuốc An Khang, chuỗi điện thoại, điện máy tại Campuchia cũng ghi nhận những khoản lỗ lớn lên đến hàng nghìn tỷ đồng trong năm 2022. Đại gia bán lẻ này mạnh tay đóng bớt hoặc điều chỉnh kế hoạch mở rộng so với mục tiêu ban đầu.
Năm 2022, Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (TGDĐ - mã chứng khoán: MWG) đã mạnh tay đóng hàng loạt cửa hàng Bách Hóa Xanh, điều chỉnh giảm số lượng cửa hàng nhà thuốc An Khang so với mục tiêu đề ra.
Nhiều chuỗi mới được MWG tích cực ra mắt đầu năm nay như chuỗi cửa hàng thời trang AVAFashion, chuỗi trang sức AVAJi cũng nhanh chóng bị khai tử sớm chỉ sau vài tháng.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022 của TGDĐ tiết lộ nhiều chuỗi mà hệ thống này đang kinh doanh, kể cả Bách Hóa Xanh cũng đang ghi nhận những khoản lỗ lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Đáng chú ý, năm 2022 là năm ghi nhận khoản lỗ nặng nhất của nhiều chuỗi thuộc MWG.
Bách Hóa Xanh lỗ lũy kế hơn 7.000 tỷ đồng
Tính đến cuối năm 2022, khoản lỗ lũy kế của Bách Hóa Xanh lên đến 7.157 tỷ đồng kể từ khi chuỗi này vận hành hồi cuối năm 2015. Theo MWG, đây là khoản lỗ thuế trong kỳ tính thuế, chưa bao gồm phần lãi từ kỳ trước chuyển sang. Công ty được phép chuyển các khoản lỗ tính thuế sang năm sau để bù trừ với lợi nhuận thu được trong vòng 5 năm tính từ năm phát sinh khoản lỗ đó.
Tính đến cuối năm 2022, Bách Hóa Xanh lỗ lũy kế hơn 7.000 tỷ đồng. Ảnh: P.Minh
Trong năm đầu tiên vận hành, Bách Hóa Xanh lỗ gần 55 tỷ đồng. Khoản lỗ liên tục tăng những năm tiếp theo với mức tăng gấp nhiều lần. Năm 2022, năm Bách Hóa Xanh có nhiều biến động nhất khi đứt mạch tốc độ mở rộng chuỗi, lại là năm lỗ nhiều nhất. Cụ thể, mức lỗ của Bách Hóa Xanh trong năm 2022 lên đến 2.744 tỷ đồng.
Trong khi đó, năm 2022, Bách Hóa Xanh ghi nhận doanh thu hơn 27.000 tỷ đồng, giảm 4% so với năm 2022. Năm ngoái, hoạt động kinh doanh của Bách Hóa Xanh có nhiều thay đổi, MWG đã mạnh tay cắt giảm nhiều cửa hàng nhất từ trước đến nay, kể cả những cửa hàng hệ thống vừa mới khai trương được vài tháng.
Tính đến cuối năm 2022, Bách Hóa Xanh có tổng cộng 1.728 cửa hàng đang hoạt động, giảm đến 378 cửa hàng (tương đương mức giảm 20%) so với thời điểm cuối năm 2021. Mục tiêu mới nhất của MWG đối với chuỗi Bách Hóa Xanh trong năm 2023 là đạt điểm hòa vốn toàn chuỗi vào cuối quý IV/2023. Bách Hóa Xanh sẽ tiếp tục tối ưu hóa chi phí hoạt động qua các chương trình cải thiện chuỗi cung ứng và mua hàng để đạt mục tiêu này.
Nhà thuốc An Khang càng mở càng lỗ
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022 của MWG, Công ty CP Bán lẻ An Khang - doanh nghiệp quản lý chuỗi nhà thuốc An Khang, tính đến cuối năm 2022 ghi nhận khoản lỗ lũy kế lên đến 318 tỷ đồng (đây là khoản lỗ thuế trong kỳ tính thuế, cách tính tương tự khoản lỗ lũy kế của Bách Hóa Xanh).
Tính đến cuối năm 2022, chuỗi nhà thuốc An Khang lỗ lũy kế lên đến 318 tỷ đồng. Ảnh: P.Minh
Cơ cấu khoản lỗ của chuỗi nhà thuốc An Khang: Năm 2019 lỗ gần 6 tỷ, năm 2020 lỗ hơn 6 tỷ và khoản lỗ tăng vọt vào năm 2022, khi lỗ đến 306 tỷ đồng.
Năm 2022, MWG tăng tốc mở rộng chuỗi nhà thuốc An Khang từ quy mô 178 nhà thuốc hồi cuối năm 2021 lên con số khoảng 500 cửa hàng tính đến cuối tháng 12/2022. Theo báo cáo của MWG, chuỗi nhà thuốc An Khang năm 2022 mang lại cho tập đoàn hơn 1.500 tỷ đồng doanh thu.
Đáng chú ý, theo thông tin được MWG công bố hồi giữa năm 2022, rằng sẽ phát triển thần tốc chuỗi nhà thuốc An Khang lên 800 cửa hàng vào cuối năm. Nhưng ngay sau đó, khi nhận diện tình hình, ban lãnh đạo MWG đã thay đổi mục tiêu, dừng kế hoạch chạy đua mở rộng chuỗi An Khang.
Ông Đoàn Văn Hiểu Em cho biết sẽ không chạy theo số lượng cụ thể mà tính toán một cách thận trọng, tập trung vào chất lượng để đảm bảo lợi nhuận.
Chuỗi điện thoại, điện máy ở Campuchia cũng chưa có lời
Chuỗi cửa hàng điện thoại, điện máy tại Campuchia của MWG (MWG Cambodia) tính đến cuối năm 2022 lỗ lũy kế 274 tỷ đồng. Tương tự Bách Hóa Xanh và An Khang, năm 2022 là năm chuỗi này lỗ nặng nhất, với khoản lỗ ghi nhận lên đến 187 tỷ đồng.
Chuỗi Bluetronics tại Campuchia cũng chưa có lời. Ảnh: MWG
MWG thâm nhập thị trường Campuchia vào năm 2017 với chuỗi điện thoại có mô hình tương tự TGDĐ tại Việt Nam. Tháng 6/2020, chuỗi này đã được đổi tên thành Bluetronics, mở rộng địa bàn hoạt động từ PhnomPenh sang các tỉnh khác.
Ông Đoàn Văn Hiểu Em - CEO TGDĐ từng cho biết, doanh thu của chuỗi Bluetronics ước đạt 500 tỷ đồng trong năm 2021. Nếu không bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Bluetronics đã có thể đạt tới điểm hòa vốn ngay trong năm 2021 nhưng đến nay tình hình vẫn chưa khả quan.
Với thị trường nước ngoài, cuối năm 2022, MWG tiếp tục mở rộng sang Indonesia với chuỗi 5 cửa hàng EraBlue. Báo cáo mới nhất của MWG cho biết chuỗi này đã nhanh chóng đạt mốc doanh thu 1 triệu USD đầu tiên.
Ngày 2/4, cổ phiếu của Xiaomi đã giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tuần và đã chuẩn bị cho ngày giảm thứ 5 liên tiếp, sau khi một trong những chiếc xe điện SU7 của công ty gặp tai nạn chết người ở miền đông Trung Quốc.
Việt Nam xếp thứ 5 thế giới về mức độ quan tâm đến tài sản số, đứng thứ 3 toàn cầu về sử dụng các nền tảng giao dịch quốc tế và xếp thứ 6 về khối lượng giao dịch. Vì vậy, có thể tận dụng nguồn thu từ giao dịch tài sản số.
Cổ phiếu châu Á giảm vào thứ Sáu với lượng bán mạnh tại Hàn Quốc và Nhật Bản trong khi vàng trú ẩn an toàn đạt mức cao kỷ lục, khi đòn thuế quan mới nhất từ Tổng thống Mỹ Donald Trump làm dấy lên lo ngại của các nhà đầu tư về một cuộc chiến thương mại toàn diện.
Nhóm nghiên cứu TS. Cấn Văn Lực, TS. Phạm Thị Hạnh, ThS Nguyễn Quang Hưng, ThS Hà Thanh Lương mới đây đã có báo cáo về triển vọng các kênh đầu tư năm 2025.
Sau một khởi đầu đầy kịch tính trong năm, ngành công nghiệp tiền điện tử đang dần ổn định trong một thực tế mới — một thực tế mà Nhà Trắng đang trải thảm đỏ và hứa hẹn mức hỗ trợ chưa từng có.
Ngày 2/4, cổ phiếu của Xiaomi đã giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tuần và đã chuẩn bị cho ngày giảm thứ 5 liên tiếp, sau khi một trong những chiếc xe điện SU7 của công ty gặp tai nạn chết người ở miền đông Trung Quốc.
Việt Nam xếp thứ 5 thế giới về mức độ quan tâm đến tài sản số, đứng thứ 3 toàn cầu về sử dụng các nền tảng giao dịch quốc tế và xếp thứ 6 về khối lượng giao dịch. Vì vậy, có thể tận dụng nguồn thu từ giao dịch tài sản số.
Cổ phiếu châu Á giảm vào thứ Sáu với lượng bán mạnh tại Hàn Quốc và Nhật Bản trong khi vàng trú ẩn an toàn đạt mức cao kỷ lục, khi đòn thuế quan mới nhất từ Tổng thống Mỹ Donald Trump làm dấy lên lo ngại của các nhà đầu tư về một cuộc chiến thương mại toàn diện.
Nhóm nghiên cứu TS. Cấn Văn Lực, TS. Phạm Thị Hạnh, ThS Nguyễn Quang Hưng, ThS Hà Thanh Lương mới đây đã có báo cáo về triển vọng các kênh đầu tư năm 2025.
Sau một khởi đầu đầy kịch tính trong năm, ngành công nghiệp tiền điện tử đang dần ổn định trong một thực tế mới — một thực tế mà Nhà Trắng đang trải thảm đỏ và hứa hẹn mức hỗ trợ chưa từng có.