Năm 2025: Tháo gỡ điểm nghẽn tài chính, khơi thông nguồn lực kinh tế
Lam Ngọc
03/03/2025 7:30 AM (GMT+7)
Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025, chuẩn bị cho tăng trưởng 2 chữ số những năm tiếp theo, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 05/CT-TTG, trong đó yêu cầu các bộ ngành tiến hành nhiều giải pháp quan trọng.
Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tập trung thực
hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ
Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, phát huy hiệu quả các cơ chế, chính sách, quy định
mới, đột phá đã ban hành, tháo gỡ, giải phóng ngay nguồn lực cho nền kinh tế.
Giảm gánh nặng chi phí, kích cầu tiêu dùng
Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các chính sách miễn,
giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất… để hỗ trợ người dân, doanh
nghiệp, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, du lịch, tiêu dùng trong nước
trong năm 2025, báo cáo cấp có thẩm quyền trước ngày 15 tháng 3 năm 2025. Đây
là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí cho
doanh nghiệp, tạo điều kiện để doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất
kinh doanh.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đặc biệt quan tâm đến việc phát
triển khu vực kinh tế tư nhân. Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu xây dựng,
trình cấp có thẩm quyền ban hành Nghị quyết về các cơ chế, chính sách phát triển
đột phá khu vực kinh tế tư nhân; xác định quan điểm kinh tế tư nhân phải là một
trong những động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng, tăng năng suất lao động
và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Để đảm bảo nguồn lực cho đầu tư phát triển, Bộ Tài chính
tăng cường quản lý thu, nhất là thu từ hoạt động thương mại điện tử, dịch vụ ăn
uống, phải hoàn thành số hóa chậm nhất trong Quý II năm 2025; phấn đấu thu ngân
sách nhà nước năm 2025 ở mức cao nhất theo chỉ đạo của Chính phủ.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo triệt để tiết kiệm
chi thường xuyên để tập trung cho đầu tư phát triển, tiết kiệm ngay 10% chi thường
xuyên tăng thêm dự toán năm 2025 so với dự toán năm 2024 để bổ sung đầu tư cho
tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng…
Tạo điều kiện người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thuận lợi
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ chủ
động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ, hài hòa với chính sách
tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm trọng điểm và các chính sách vĩ mô khác.
Trong đó, tập trung thực hiện hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ,
giải pháp về điều hành lãi suất, tỷ giá, tăng trưởng tín dụng, điều hành thị
trường mở, thị trường liên ngân hàng, tái cấp vốn, lượng tiền cung ứng, phát
hành tín phiếu…
Ngân hàng Nhà nước thường xuyên theo dõi, giám sát chặt chẽ
diễn biến lãi suất huy động, cho vay của các ngân hàng thương mại, thực hiện
quyết liệt, hiệu quả hơn nữa các giải pháp theo thẩm quyền để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay
với chi phí hợp lý, giá vốn rẻ phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế.
Giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng đảm bảo tính minh bạch của hệ thống ngân hàng, ảnh nguồn: HDBank
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng cường hiệu quả công tác
thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức
tín dụng, nhất là việc công bố công khai lãi suất huy động, lãi suất cho vay,
hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng; kịp thời xử lý nghiêm theo quy
định của pháp luật các trường hợp vi phạm, nhất là các tổ chức tín dụng cạnh
tranh lãi suất không lành mạnh, không đúng quy định (cả lãi suất huy động và
cho vay); nghiêm cấm không để các ngân hàng thương mại tự do tăng lãi suất
không theo định hướng, cạnh tranh không lành mạnh, không bình đẳng.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu nâng quy
mô Chương trình cho vay đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản lên khoảng 100 nghìn
tỷ đồng và mở rộng phạm vi Chương trình đối với lĩnh vực nông, lâm, thủy sản.
Tiếp tục nghiên cứu triển khai các gói tín dụng ưu đãi để thúc đẩy các động lực
tăng trưởng kinh tế và cho người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà ở.
Với những giải pháp đồng bộ và quyết liệt, Chính phủ kỳ vọng
sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực trong năm 2025, góp phần thực hiện thắng lợi
các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.
Mỹ đang đứng trước ngưỡng tái bùng phát bệnh sởi theo dạng đặc hữu, chỉ một phần tư thế kỷ sau khi căn bệnh này được tuyên bố đã bị xóa sổ tại quốc gia này, các nhà nghiên cứu cảnh báo vào thứ Năm 24/4.
Google Maps giúp hơn 1 tỷ người dùng hàng tháng tìm đường, khám phá địa điểm và đưa ra quyết định dựa trên vị trí. Nhưng vì sao ứng dụng này lại cho dùng miễn phí?
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị rà soát, kiểm tra và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương tiến hành thu hồi toàn bộ 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả hiện đang còn trên thị trường.
Từ mức cao nhất mọi thời đại, giá vàng đã giảm hơn 3% hôm 23/4 do nhu cầu đối với các tài sản rủi ro hơn được cải thiện sau khi Tổng thống Donald Trump cho biết ông không có kế hoạch sa thải giám đốc ngân hàng trung ương Hoa Kỳ và báo hiệu sự tiến triển với Trung Quốc về thuế quan.
Mỹ đang đứng trước ngưỡng tái bùng phát bệnh sởi theo dạng đặc hữu, chỉ một phần tư thế kỷ sau khi căn bệnh này được tuyên bố đã bị xóa sổ tại quốc gia này, các nhà nghiên cứu cảnh báo vào thứ Năm 24/4.
Google Maps giúp hơn 1 tỷ người dùng hàng tháng tìm đường, khám phá địa điểm và đưa ra quyết định dựa trên vị trí. Nhưng vì sao ứng dụng này lại cho dùng miễn phí?
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị rà soát, kiểm tra và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương tiến hành thu hồi toàn bộ 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả hiện đang còn trên thị trường.
Từ mức cao nhất mọi thời đại, giá vàng đã giảm hơn 3% hôm 23/4 do nhu cầu đối với các tài sản rủi ro hơn được cải thiện sau khi Tổng thống Donald Trump cho biết ông không có kế hoạch sa thải giám đốc ngân hàng trung ương Hoa Kỳ và báo hiệu sự tiến triển với Trung Quốc về thuế quan.