Ngậm ngùi giới trẻ 'bằng cấp đầy mình' đi làm lao động giản đơn
V.N (Theo BBC)
05/01/2025 7:24 AM (GMT+7)
Một thợ sửa chữa ở trường trung học có bằng thạc sĩ vật lý, một nhân viên vệ sinh có trình độ quy hoạch môi trường, một tài xế giao hàng đã học triết học... Nhiều sinh viên tốt nghiệp ở Trung Quốc thất nghiệp đã phải đi làm lao động giản đơn.
Wu Dan không tìm được công việc tốt trong lĩnh vực tài chính và giờ cô là nhân viên thực tập tại một cơ sở mát xa thể thao. Ảnh: BBC.
“Công việc mơ ước của tôi là làm trong ngành ngân hàng đầu tư” - đó là lời Sun Zhan, người thất nghiệp sau khi học thạc sĩ tài chính và giờ phục vụ tại một nhà hàng lẩu ở thành phố Nam Kinh, miền Nam Trung Quốc.
25 tuổi, Sun hy vọng sẽ kiếm được nhiều tiền trong một công việc có mức lương cao. “Tôi đã tìm kiếm công việc như vậy, nhưng không có kết quả tốt” - anh nói.
Trung Quốc mỗi năm đào tạo hàng triệu sinh viên tốt nghiệp đại học, nhưng ở một số ngành, không có đủ công việc để họ làm. Nền kinh tế đang gặp khó khăn và đình trệ ở nhiều lĩnh vực, bao gồm bất động sản và sản xuất.
Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên đã chạm mức 20% trước khi cách tính được thay đổi, nhưng vào tháng 8/2024, tỷ lệ này vẫn là 18,8%. Số liệu mới nhất vào tháng 11 đã giảm xuống còn 16,1%.
Nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học gặp khó khăn trong việc tìm việc làm đúng chuyên ngành học và phải làm những công việc dưới trình độ, dẫn đến họ bị gia đình và bạn bè chỉ trích.
Khi Sun Zhan trở thành phục vụ bàn, gia đình anh không hài lòng và cảm thấy xấu hổ.
“Ý kiến của gia đình tôi là một mối lo lớn với tôi. Dù sao, tôi đã học suốt nhiều năm và học ở một trường khá tốt,” anh chia sẻ.
Tuy nhiên, anh có một kế hoạch bí mật. Anh sẽ tận dụng thời gian làm phục vụ để học hỏi về ngành nhà hàng, với mục tiêu cuối cùng là mở một quán riêng.
Anh nghĩ nếu anh thành công trong việc điều hành một doanh nghiệp, những người chỉ trích trong gia đình anh sẽ phải thay đổi thái độ.
“Công việc thật sự rất khó khăn ở đại lục Trung Quốc, vì vậy tôi nghĩ rất nhiều bạn trẻ phải thực sự điều chỉnh lại kỳ vọng của mình” - Giáo sư Zhang Jun từ Đại học Hồng Kông nhận định.
Bà cho biết nhiều sinh viên đang tìm cách học thêm các bằng cấp cao hơn để có cơ hội nghề nghiệp tốt hơn, nhưng sau đó họ nhận ra thực tế thị trường lao động không như họ mong đợi.
“Thị trường lao động thực sự rất khó khăn” - Wu Dan, 29 tuổi, hiện đang là thực tập sinh tại một phòng khám trị liệu chấn thương thể thao ở Thượng Hải chia sẻ. “Với nhiều bạn học cùng lớp thạc sĩ của tôi, đây là lần đầu tiên họ đi tìm việc và rất ít người trong số họ tìm được”.
Cô cũng không nghĩ rằng mình sẽ kết thúc ở đây, với một bằng tài chính từ Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông.
Trước đó, cô làm việc tại một công ty giao dịch hợp đồng tương lai ở Thượng Hải, chuyên về nông sản.
Khi trở lại đại lục sau khi hoàn thành việc học ở Hồng Kông, cô muốn làm việc trong một công ty vốn tư nhân và đã nhận được một vài lời mời làm việc, nhưng không hài lòng với điều kiện công việc.
Việc cô không chấp nhận bất kỳ lời mời nào và thay vào đó bắt đầu đi học nghề trong lĩnh vực y học thể thao không được gia đình cô đón nhận: “Họ nghĩ rằng tôi đã có một công việc rất tốt trước đó, và nền tảng học vấn của tôi khá cạnh tranh. Họ không hiểu tại sao tôi lại chọn một công việc có rào cản thấp, yêu cầu làm việc vất vả với mức lương ít ỏi”.
Cô thừa nhận rằng cô không thể sống sót ở Thượng Hải với mức lương hiện tại, nếu không nhờ vào việc bạn đời của cô sở hữu nhà.
Nhưng mẹ cô đã dần thay đổi quan điểm sau khi cô điều trị chứng đau lưng cho mẹ, giảm đi rất nhiều cơn đau mà bà đã phải chịu đựng.
Giờ đây, cô gái từng học tài chính này cho biết cô cảm thấy rằng một cuộc sống làm việc trong lĩnh vực đầu tư thực sự không phù hợp với mình.
Cô chia sẻ rằng mình quan tâm đến chấn thương thể thao, thích công việc này và một ngày nào đó muốn mở một phòng khám riêng.
Giáo sư Zhang cho biết, các sinh viên tốt nghiệp Trung Quốc đang buộc phải thay đổi nhận thức về những gì có thể được coi là "một vị trí tốt".
"Nhiều công ty ở Trung Quốc, bao gồm cả nhiều công ty công nghệ, đã sa thải khá nhiều nhân viên" - bà nói, và đó có thể được xem là "một dấu hiệu cảnh báo" đối với giới trẻ.
Bà cũng cho biết, những lĩnh vực lớn trong nền kinh tế, từng là nơi tuyển dụng nhiều sinh viên tốt nghiệp, hiện đang cung cấp các điều kiện làm việc không đạt chuẩn, và cơ hội tốt trong các ngành này đang dần biến mất.
Nhiều sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm đã đến phim trường Hoành Điếm làm diễn viên đóng vai phụ. Ảnh: GI.
Trong khi họ tìm cách định hướng cho tương lai, nhiều sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp cũng đã quay sang ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình, đi làm diễn viên phụ.
Ở phim trường Hoành Điếm nổi tiếng - phim trường rộng nhất thế giới nằm ở tỉnh Chiết Giang, có rất nhiều người trẻ tìm kiếm công việc diễn xuất.
“Tôi chủ yếu đứng bên cạnh nhân vật chính như một 'bình hoa'. Tôi chỉ xuất hiện bên cạnh các diễn viên chính nhưng không có lời thoại” - Wu Xinghai, 26 tuổi, người học kỹ thuật thông tin điện tử, chia sẻ khi anh đóng vai vệ sĩ trong một bộ phim truyền hình. Vẻ ngoài điển trai đã giúp anh có được công việc làm diễn viên phụ.
Anh cho biết mọi người thường đến Hoành Điếm và làm việc chỉ vài tháng một lần. Anh nói đây là một giải pháp tạm thời, cho đến khi anh tìm được công việc ổn định. “Tôi không kiếm được nhiều tiền nhưng tôi cảm thấy thoải mái và tự do".
Tuy nhiên, nhiều người lo sợ rằng họ sẽ không bao giờ có được một công việc tử tế và có thể phải chấp nhận một công việc không giống như những gì họ đã tưởng tượng.
Việc thiếu tự tin vào quỹ đạo của nền kinh tế Trung Quốc khiến nhiều người trẻ không biết tương lai sẽ mang lại điều gì cho họ.
Wu Dan cho biết, ngay cả những người bạn của cô đã có việc làm cũng cảm thấy rất bối rối.
“Họ khá lúng túng và cảm thấy tương lai mơ hồ. Những người có việc làm cũng không hài lòng với công việc của mình. Họ không biết sẽ giữ được công việc này trong bao lâu. Và nếu họ mất công việc hiện tại, thì họ sẽ làm gì tiếp theo?”
Cô nói rằng mình sẽ chỉ “theo dòng chảy và dần dần khám phá những gì mình thực sự muốn làm”.
Theo thông tin trên Báo Chính phủ, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3332/VPCP-KTTH ngày 18/4 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.
Thương mại điện tử đang phát triển với tốc độ chóng mặt, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế số. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng là hàng loạt thách thức trong công tác quản lý.
Ngân hàng Nhà nước cho rằng, chênh lệch giá trong nước và thế giới đã được kiểm soát trong biên độ phù hợp và đã có tờ trình sửa Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Không còn “lách cửa” vào thị trường Mỹ như trước, các ông lớn thời trang như Shein và Temu chuẩn bị đối mặt với cú sốc lớn: hàng loạt sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc sắp bị đánh thuế nặng. Người tiêu dùng Mỹ cũng rơi vào thế khó – muốn tiết kiệm thì phải tìm hướng đi mới.
Giá vàng vượt ngưỡng 3.300 USD một ounce và đạt mức cao kỷ lục khi các nhà đầu tư tìm nơi trú ẩn khỏi sự bất ổn xung quanh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng giá vàng có thể lên tới 3.500 USD trong tương lai không xa.
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại căng thẳng với Trung Quốc, tuyên bố của Nhà Trắng rằng một số hàng hóa Trung Quốc phải chịu mức thuế 245% đã gây ra hoang mang ở Bắc Kinh.
Theo thông tin trên Báo Chính phủ, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3332/VPCP-KTTH ngày 18/4 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.
Thương mại điện tử đang phát triển với tốc độ chóng mặt, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế số. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng là hàng loạt thách thức trong công tác quản lý.
Ngân hàng Nhà nước cho rằng, chênh lệch giá trong nước và thế giới đã được kiểm soát trong biên độ phù hợp và đã có tờ trình sửa Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Không còn “lách cửa” vào thị trường Mỹ như trước, các ông lớn thời trang như Shein và Temu chuẩn bị đối mặt với cú sốc lớn: hàng loạt sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc sắp bị đánh thuế nặng. Người tiêu dùng Mỹ cũng rơi vào thế khó – muốn tiết kiệm thì phải tìm hướng đi mới.
Giá vàng vượt ngưỡng 3.300 USD một ounce và đạt mức cao kỷ lục khi các nhà đầu tư tìm nơi trú ẩn khỏi sự bất ổn xung quanh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng giá vàng có thể lên tới 3.500 USD trong tương lai không xa.
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại căng thẳng với Trung Quốc, tuyên bố của Nhà Trắng rằng một số hàng hóa Trung Quốc phải chịu mức thuế 245% đã gây ra hoang mang ở Bắc Kinh.