Kết phiên giao dịch ngày 20/12, VN-Index tăng 4,46 điểm (tương đương 0,41%) đạt mức 1.100,76 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh trên sàn HoSE đạt hơn 470 triệu cổ phiếu, giảm 16% so với phiên trước và đạt 9.584 tỷ đồng về giá trị.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng trong phiên hôm nay với giá trị hơn 414 tỷ đồng, tập trung bán ròng ở các mã như HPG (-108 tỷ đồng), FUEVFVND (-84 tỷ đồng), HCM (-54 tỷ đồng),… Ở chiều ngược lại, họ tập trung mua ròng ở các mã như MWG (+105 tỷ đồng), KBC (+33 tỷ đồng), HAG (+16 tỷ đồng),...
Phiên giao dịch hôm nay (21/12), Chứng khoán Agribank (AGR) nhận định, nhịp hồi phục có thể vẫn sẽ được tiếp diễn, tuy nhiên rủi ro đảo chiều và khả năng trở lại với xu hướng giảm đang gia tăng. AGR khuyến nghị nhà đầu tư tránh mua đuổi trong các nhịp tăng dốc và tiếp tục khống chế tỷ trọng ở mức an toàn. Việc gia tăng vị thế ngắn hạn chỉ nên được cân nhắc khi chỉ số xác nhận tạo đáy mới.
Lưu ý, phiên hôm nay cũng là ngày đáo hạn hợp đồng phái sinh tháng 12, biên độ biến động và độ nhiễu của thị trường sẽ lớn, vì vậy nhà đầu tư cần cân nhắc về rủi ro giao dịch trong ngày.
Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI) đưa ra quan điểm, thị trường dù tăng điểm nhưng thanh khoản phiên 20/12 lại suy giảm so với phiên trước đó và ở mức thấp so với trung bình 20 phiên. Vì vậy, xung lực tăng điểm trong hai phiên tăng điểm vừa qua là không mạnh và chưa đủ tín hiệu để xác nhận sự đảo chiều tăng điểm.
Tuy nhiên, dù sao đây cũng là những tín hiệu cho thấy đà giảm đang chững lại và giúp tâm lý của giới đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu bình thản hơn.
Hiện chưa có nhiều biến động mạnh đáng chú ý trong hai phiên tăng điểm vừa qua, nên CSI chưa thay đổi quan điểm, tiếp tục ưu tiên vị thế nắm giữ danh mục và kiên nhẫn chờ đợi thêm những tín hiệu tích cực rõ ràng hơn trước, sau đó gia tăng tỷ trọng cổ phiếu.
Chứng khoán Vietcombank (VCBS) thì khuyến nghị các nhà đầu tư có thể tận dụng các pha rung lắc để cân nhắc gia tăng tỷ trọng đối với các cổ phiếu đã kiểm tra thành công vùng hỗ trợ, cũng như giải ngân thêm các cổ phiếu thuộc nhóm ngành bất động sản, dầu khí.
Với diễn biến như hiện tại, xác suất cao thị trường sẽ sớm xuất hiện thêm các phiên hồi phục và sẽ là cơ hội tốt cho các chiến lược đầu tư lướt sóng T+.
Còn theo Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), sau khi cho phản ứng hồi phục tại vùng hỗ trợ quanh 1.080 (+/-15) điểm, việc hình thành hai mẫu nến rút chân liên tiếp cho thấy bên mua vẫn đang phần nào nắm thế chủ động.
Mặc dù vậy, khi khối lượng giao dịch vẫn đứng ở mức thấp và dòng tiền đang có sự ưu tiên hơn với nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ, thì đà hồi phục vẫn chưa thực sự vững chắc. Chỉ số VN-Index được dự báo có thể sẽ sớm gặp áp lực rung lắc tại vùng cản gần quanh 1.110 (+/-5).
Sau khi mở lại một phần vị thế trading, nhà đầu tư được khuyến nghị tránh tiếp tục mua đuổi trong các nhịp hồi phục sớm, có thể cân nhắc mua/bán linh hoạt hai chiều tỷ trọng thấp tại các vùng hỗ trợ/kháng cự kế tiếp, cụ thể là cận dưới 1.080 (+/-15) điểm và quanh 1.110 (+/-5) điểm.
Phiên giao dịch hôm nay (21/12), cổ phiếu POW của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam được một số công ty chứng khoán khuyến nghị.
Cụ thể, Chứng khoán BIDV (BSC) đưa ra quan điểm đầu tư: Năm 2023, doanh thu và lợi nhuận thuần của POW lần lượt đạt 30.752 tỷ đồng (tăng 9% so với năm trước) và 1.326 tỷ đồng (giảm 36%) chủ yếu do: (1) hoạt động sản xuất bị gián đoạn do trong năm vũng Áng 1, Cà Mau 2 và Nhơn Trạch 2 thực hiện đại tu và (2) nhóm thủy điện gồm có Hủa Na và Đakđrinh có biên gộp cao nhưng sản lượng phát điện thấp.
Năm 2024, doanh thu và lợi nhuận thuần của POW dự kiến đạt 36.121 tỷ đồng (tăng trưởng 17%) và 2.488 tỷ đồng (tăng trưởng 88% so với năm trước) nhờ: Sản lượng điện tăng 19% và biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 7,8% lên mức 11,1% nhờ các nhà máy Vũng Áng 1, Cà Mau 2 và Nhơn Trạch 2 hoạt động ổn định trở lại, không thực hiện đại tu trong năm 2024; Ghi nhận doanh thu tỷ giá 155 tỷ đồng từ Nhơn Trạch 2 và chi phí lãi vay giảm 15% với môi trường lãi suất hạ nhiệt.
Triển vọng kinh doanh năm 2024 với sản lượng điện phục hồi 19% so với năm trước, xuất phát từ nhiệt điện được tăng huy động do ảnh hưởng của El nino trong nửa đầu năm 2024; Nhà máy Vũng Áng 1, Cà Mau 2 và Nhơn Trạch 2 hoạt động ổn định trở lại sau đại tu trong năm 2023; Sản lượng điện của Vũng Áng 1 được ưu tiên do giá than đang suy giảm và được dự báo giảm 5%.
Từ các cơ sở trên, BSC khuyến nghị mua với cổ phiếu POW, giá mục tiêu cho năm 2024 là 15.300 đồng/CP (upside 37% so với giá đóng cửa ngày 19/12/2023) với phương pháp DCF, đã bao gồm dự án Nhơn Trạch 3 vận hành 11/2024 và Nhơn Trạch 4 là 5/2025. Trong đó, NT3 và 4 đóng góp 9% vào upside của cổ phiếu.
Tương tự, Chứng khoán Vietcap (VCSC) cũng khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu POW. Tuy nhiên, VCSC điều chỉnh giảm giá mục tiêu 4% cho POW xuống 13.000 đồng/CP và điều chỉnh khuyến nghị từ mua xuống khả quan.
Theo VCSC, dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số báo cáo của POW năm 2024 sẽ tăng 25% so với năm trước, chủ yếu nhờ lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số tăng 171% từ nhà máy Vũng Áng, lợi nhuận tăng gấp đôi từ nhà máy Cà Mau và lợi nhuận tăng 20% từ NT2.
Lãnh đạo Cục thuế TP.HCM cho biết đơn vị đã hoàn thành việc giải quyết nghĩa vụ tài chính cho 15.800 hồ sơ thuế từ ngày 1/8.
Thông tin bầu Thụy lên kế hoạch xây dựng học viện bóng đá tiêu chuẩn cao nhất châu Á với diện tích 90 ha tại tỉnh Ninh Bình không có gì lạ. Đây là một bước tiến mang tính lô-gíc nếu xét theo các động thái đầy tham vọng của doanh nhân này.
Nhiều cơ hội hấp dẫn hơn đang vẫy gọi các nhà đầu tư quốc tế đến Việt Nam trong năm 2025, nổi bật là chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và các lĩnh vực liên quan đến phát triển xanh, theo tập đoàn đầu tư VinaCapital.
Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 9, cả nước có hơn 11.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể. Trong đó, doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 4.233 và chờ giải thể lên đến 7.410 doanh nghiệp.
Dù siêu bão Yagi (bão số 3) tàn phá nhiều vùng ở miền Bắc trong tháng 9 làm ảnh hưởng đến nhiều người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh, Ngân hàng UOB của Singapore đã nâng triển vọng tăng trưởng GDP cả năm 2024 của Việt Nam.
Thị trường bất động sản (BĐS) công nghiệp miền Nam được dự báo sẽ tăng trưởng trong năm 2025 với tốc độ cao hơn năm 2024, là năm chứng kiến nhiều bất ổn kinh tế toàn cầu và thay đổi về chính sách ở nhiều quốc gia.