Điều này được cho là do nhà đầu tư duy trì tâm thế thận trọng trong bối cảnh mùa báo cáo kết quả kinh doanh đã đến.
Dự báo kết quả kinh doanh sẽ không thực sự khả quan
Theo CTCP chứng khoán VNDIRECT (VNDIRECT), nhìn chung, kết quả kinh doanh quý I/2023 của các doanh nghiệp niêm yết sẽ không thực sự khả quan trong bối cảnh môi trường lãi suất tăng cao, thị trường bất động sản, chứng khoán trầm lắm, thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn và tăng trưởng GDP quý I giảm tốc rõ nét.
Bên cạnh đó, việc kỳ nghỉ lễ dài 30/4 và 1/5 đang đến gần cũng khiến nhà đầu tư hạn chế giao dịch và sử dụng margin (vay giao dịch ký quỹ) ở thời điểm hiện tại. Trong bối cảnh đó, VNDIRECT cho rằng thị trường khó có cơ hội bứt phá trong tuần giao dịch tới.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, thị trường cũng sẽ ít có khả năng giảm sâu sau một loạt động thái hỗ trợ chính sách của Chính phủ đã được đưa ra nhằm tháo gỡ khó khăn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản và hạ mặt bằng lãi suất trong nước.
Đồng thời, mặt bằng định giá hiện tại cũng ở vùng hợp lý và đã phản ánh phần nào bức tranh kết quả kinh doanh kém tích cực của quý I năm nay. Giả định trong trường hợp kết quả kinh doanh quý I/2023 tiếp tục kém khả quan như quý IV/2022 thì P/E (hệ số giá trên lợi nhuận mỗi cổ phiếu) thị trường có thể lên mức quanh 12,5 lần và đây không phải là mức cao so với mặt bằng P/E quá khứ.
Do đó, khả năng cao chỉ số VN-Index tiếp tục giao dịch lình xình trong biên độ hẹp 1.030 - 1.060 điểm trong tuần tới với thanh khoản thấp. Nhà đầu tư nên hạn chế mở mới vị thế trong tuần tới, hạn chế sử dụng đòn bẩy (margin) do thị trường chưa xác định xu hướng rõ rệt và kỳ nghỉ lễ dài ngày sắp đến gần, VNDIRECT khuyến nghị.
Về diễn biến thị trường tuần qua, chỉ số VN-Index đóng cửa tại mức thấp nhất tuần là 1.042,9 điểm, giảm 1% so với tuần trước.
Tương tự, áp lực bán cũng gia tăng vào cuối tuần trên 2 sàn còn lại, làm chỉ số HNX-Index giảm về mức 206,9 điểm, giảm 0,2% so với tuần trước và chỉ số UPCOM-Index lùi về mức 78,0 điểm, giảm 0,9% so với tuần trước.
Thanh khoản giảm mạnh với giá trị giao dịch bình quân trên 3 sàn giảm 33% so với tuần trước, về mức 10.389 tỷ đồng/phiên.
Khối ngoại vẫn duy trì vị thế bán ròng. Cụ thể, khối ngoại bán ròng 319 tỷ đồng trên sàn HOSE và 14 triệu đồng trên UPCOM, trong khi chỉ mua ròng 8 tỷ đồng trên HNX.
Thị trường tuần qua chứng kiến sự phân hóa mạnh giữa các nhóm ngành. Theo đó, dòng tiền rút ra khỏi nhóm ngành trụ cột ngân hàng, khiến hầu hết các cổ phiếu nhóm này đều giảm như VPB giảm 5,1%, ACB giảm 2,8%, CTG giảm 1,7%, VCB giảm 1%.
Mặt khác, dòng tiền lại đặc biệt quan tâm nhóm chứng khoán vốn hóa tầm trung, giúp AGR tăng 23,2%, BSI tăng 12,9% và FTS tăng 8,8%. Sự phân hóa còn diễn ra ngay trong chính nhóm ngành bất động sản với bên tăng là VHM tăng 0,6% và NLG tăng 3,0% và bên giảm là NVL giảm 4,2%, PDR giảm 3%, DXG giảm 0,8%.
Những thông tin điểm nhấn trong tuần là khi Chính phủ đồng ý trình Quốc hội giảm 2% thuế VAT cho tất cả hàng hóa, dịch vụ đang chịu thuế 10%. Đây cũng là động lực để nhóm cổ phiếu bán lẻ tiếp tục phục hồi tăng giá tích cực trong tuần như PET tăng7,73%, DGW tăng 5,03%, FRT tăng 0,92%...
Thị trường bắt đầu phân hóa mạnh theo các thông tin về tình hình kinh doanh quý I/2023, kết hoạch kinh doanh 2023 với nhiều mã tăng giá tốt khi kết quả kinh doanh cải thiện như SKG tăng 16,99%, BMP tăng 18,59%, CTD tăng 19,96%, NDN tăng 20,55%, AGR tăng 23,16%...
Nhóm cổ phiếu nông nghiệp, mía đường cũng có tuần giao dịch tăng điểm tích cực khi giá đường phục hồi ở mức cao như KTS tăng 46,45%, LSS tăng 19,08%, SBT tăng 8,28%, SLS tăng 6,44%...
Các cổ phiếu nhóm thủy sản tăng giá tích cực với SEA tăng 16,67%, VHC tăng 6,98%, ANV tăng 4,04%, trong khi một số mã giảm điểm như CMX giảm 5,44%, IDI giảm 2,13%...
Các chuyên gia từ Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) cho biết, về tình hình vĩ mô, điểm tích cực là Việt Nam tiếp tục triển khai thêm các giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn như giảm thuế VAT, đề xuất giãn nộp thuế, thúc đẩy giải ngân đầu tư công bên cạnh lãi suất có xu hướng giảm, Chính phủ cũng đang tích cực đưa ra các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản.
Tuy nhiên, những rủi ro và khó khăn của thị trường trái phiếu, bất động sản chưa thể giải quyết sớm, kinh tế toàn cầu vẫn đang trong tình trạng bấp bênh và đối diện với nguy cơ suy thoái.
Thị trường trong ngắn hạn không có tín hiệu tích cực nhưng rủi ro cũng không cao do thị trường đang hình thành vùng tích lũy cạn kiệt. Trong dài hạn thị trường lại ở trạng thái vận động trong vùng tích lũy quanh 1.000 điểm - 1.100 điểm để chuẩn bị cho chu kỳ uptrend (xu hướng tăng giá tổng thể của thị trường chứng khoán) thực sự, SHS nhận định.
Theo Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, giai đoạn này có thể thấy các nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói riêng và thị trường vốn nói chung vẫn đang được Chính phủ và các cơ quan quản lý theo dõi và thực hiện một cách sát sao.
Bước đầu đã ghi nhận sự cải thiện, thể hiện ở khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp tăng trong tháng 3 sau khi Nghị định 08/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ (Nghị định 08) có hiệu lực.
Trong một diễn biến khác, Ngân hàng Nhà nước cũng đã công bố dự thảo Thông tư quy định về việc tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh.
Chứng khoán thế giới đi xuống
Thị trường chứng khoán Việt Nam giảm điểm trong bối cảnh các thị trường chứng khoán trên thế giới có một tuần đi xuống.
Thị trường chứng khoán Mỹ vừa trải qua một tuần giao dịch nhiều sắc thái. Sau khi đi ngang phiên cuối tuần và chứng kiến các phiên giao dịch không mấy khởi sắc trước đó, Phố Wall khép lại một tuần đi xuống, giữa bối cảnh các nhà đầu tư đánh giá kết quả mùa công bố lợi nhuận doanh nghiệp mới nhất và lo ngại về những báo cáo gây thất vọng.
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số Dow Jones tăng nhẹ 0,07% lên 33.808,96 điểm, trong khi chỉ số S&P 500 "nhích" 0,09% lên 4.133,52 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tiến 0,11% lên 12.072,46 điểm.
Cả 3 chỉ số chính đều khép lại tuần qua trong sắc đỏ, với chỉ số Dow Jones giảm 0,23%, dứt chuỗi 4 tuần tăng liên tiếp. Chỉ số công nghệ Nasdaq Composite giảm mạnh nhất, mất 0,42% trong tuần qua, còn S&P 500 hạ 0,1%.
Tính đến sáng ngày 21/4, có 76% số công ty thuộc S&P 500 đã báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2023 có mức lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu cao hơn dự báo từ các chuyên gia phân tích.
Mặc dù các công ty nhìn chung có kết quả lợi nhuận tốt hơn kỳ vọng trong tuần qua, báo cáo lợi nhuận tổng thể không thể thúc đẩy đà tăng của các cổ phiếu, với việc một số nhà đầu tư lo ngại sự sụt giảm kết quả lợi nhuận dần xuất hiện với suy thoái kinh tế có thể xảy ra ở tương lai.
Carol Schleif, Giám đốc đầu tư tại BMO Family Office, nhận định, cho đến nay, mùa báo cáo lợi nhuận diễn ra với một khởi đầu khá êm đềm, với nhiều công ty đạt được kỳ vọng lợi nhuận vốn được cắt giảm trước và điều đó giúp giải thích việc thiếu động lực ở các chỉ số chứng khoán chính trong những ngày vừa qua. Bà Schleif nói thêm rằng bà dự báo thị trường chứng khoán sẽ giao dịch trong biên độ hẹp một thời gian nữa.
Mùa báo cáo lợi nhuận sẽ tiếp diễn vào tuần tới với kết quả công bố từ các công ty công nghệ lớn gồm Amazon, Alphabet, Meta Platforms và Microsoft.
Tại châu Á, hầu hết các thị trường chứng khoán giảm điểm phiên cuối tuần (21/4), do những lo ngại về suy thoái sau khi số liệu cho thấy kinh tế Mỹ giảm tốc, trong lúc các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhấn mạnh cần tiếp tục tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát.
Chốt phiên, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,3% xuống 28.564,37 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong (Trung Quốc) giảm 1,6% xuống 20.075,73 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải (Trung Quốc) giảm 2% xuống 3.301,26 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 0,73% xuống 2.544,4 điểm.
Các thị trường châu Á đi xuống sau đợt bán tháo trên phố Wall, khi cổ phiếu công nghệ giảm giá trước khả năng Fed tăng lãi suất và cổ phiếu của các hãng sản xuất ô tô chịu sức ép do lo ngại về cuộc chiến giá cả.
Các nhà đầu tư cũng chịu áp lực tâm lý khi các báo cáo lợi nhuận của các ngân hàng khu vực của Mỹ cho thấy triển vọng lợi nhuận yếu đi sau biến động của lĩnh vực này trong tháng trước khiến ba ngân hàng phá sản.
Các nhà phân tích thị trường cho rằng việc dòng vốn đầu tư bị phân tán khỏi chứng khoán là điều không thể tránh khỏi trong bối cảnh lãi suất ngân hàng tăng và các kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản và Bitcoin đang hút vốn.
Cột mốc 100.000 USD/1 Bitcoin đã đến rất gần vì giá loại tiền điện tử này tăng vô cùng chóng mặt thời gian gần đây trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump muốn Mỹ trở thành trung tâm tiền số của thế giới.
Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.
Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan của Mỹ dự báo chỉ số USD Index có thể tăng thêm 7% trong vòng vài tháng tới. Trong khi đó, Barclays dự báo USD có thể ngang giá với đồng euro nếu ông Donald Trump thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ để bảo vệ thị trường Mỹ.
Đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An qua châu Âu vừa ký kết 2 thỏa thuận về đầu tư dự án mới trị giá hơn 80 triệu USD.
Nhiều doanh nghiệp lớn như PV GAS, tổ hợp hóa dầu Bình Sơn, Thế Giới Di Động... đang gửi hàng chục nghìn tỷ đồng vào ngân hàng. Danh sách cũng bao gồm những công ty khác như Hòa Phát, Vinamilk, Masan, Hóa chất Đức Giang...