Bên cạnh những con đường được cây xanh che mát, tại trung tâm TP.HCM cũng có nhiều con đường “phơi mình” dưới cái nắng gắt của thời tiết. Tại đường Tôn Đức Thắng (quận 1), vào buổi trưa thời tiết vô cùng oi bức. Nắng chiếu thẳng xuống mặt đường, nếu nhìn kỹ có thể thấy hiện tượng “bốc hơi” trên mặt đường.
Được biết đường Tôn Đức Thắng, từng biết đến là đại lộ xanh bậc nhất TP.HCM. Con đường này có đến 4 hàng cây xanh với hàng trăm gốc cổ thụ. Thế nhưng, trong quá trình thi công dự án cầu Thủ Thiêm 2 (nay là cầu Ba Son), tất cả cây đoạn từ đường Lê Duẩn về khu vực bờ sông Sài Gòn đã bị đốn hạ, di dời.
Tại công viên Bạch Đằng - được xem là công viên hiện đại và có cảnh quan đẹp của TP.HCM, không có bóng cây lớn để che mát. Buổi trưa, khu vực công viên bị bao phủ bởi cái nắng chói chang. Nhiều du khách đi trên công viên vào buổi trưa, không chịu nổi phải tránh tạm vào những bóng mát hiếm hoi.
Trước đây, dọc công viên này có nhiều cây xanh nhưng sau khi triển khai dự án chỉnh trang mở rộng lên 18.600m2 với kinh phí 100 tỷ đồng thì tất cả gần như bị bê tông hóa.
Mới đây, tuyến đường Lê Lợi trở thu hút sự quan tâm của dư luận về việc lắp mái che trên vỉa hè. Hiện trạng đường Lê Lợi hiện nay chỉ còn một bên đường có cây xanh, bên còn lại đã bị đốn hạ do quá trình thi công tuyến metro số 1. Đến nay chưa thể phục hồi hàng cây, đường Lê Lợi hứng trọn cái nắng bỏng rát vào mỗi trưa. Du khách và người dân đi qua đây, đều phải di chuyển nhanh để hạn chế thấp nhất cái nóng.
Theo TS Võ Kim Cương - nguyên phó Kiến trúc sư trưởng TP.HCM, nếu muốn làm mái che cho đường Lê Lợi thì phải biến con đường trở thành phố đi bộ, lắp mái giúp che nắng, mưa. Xây dựng các khu vực dừng chân nghỉ ngơi cho người đi bộ tham quan, mua sắm hay đến nhà ga. Từ đó cần phải lập thêm các kế hoạch điều chỉnh các tuyến giao thông, phân luồng xe. Vì vậy việc lắp mái che và phát triển không gian đi bộ ở đường Lê Lợi.
"Thiết kế cảnh quan trên cơ sở bảo tồn kiến trúc, bảo tồn cảnh quan. Cảnh quan ở đây là cây xanh cần phải bảo tồn. Cảnh quan cây xanh ngày xưa đã đi vào lịch sử, tiềm thức của người dân rồi, nên cố gắng bảo tồn ở mức tối đa. Tất nhiên là không cản trở sự phát triển, chỗ nào hiện đại thì hiện đại, chỗ nào cần bảo tồn thì bảo tồn", TS Cương cho hay.
Bên cạnh những con đường thiếu mảng xanh, tại nhiều tuyến phố ở các quận trung tâm như quận 1, 3, 5, 10, 11, những hàng cây cổ thụ rợp bóng mát, làm dịu đi cái nóng của thời tiết và mặt đường bê tông. Những con đường như: Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Võ Văn Tần, Pasteur, Mạc Đĩnh Chi… có những hàng cây lớn, tỏa bóng mát gần hết cả con đường.
Những công viên có nhiều cây xanh như: công viên Gia Định, công viên Hoàng Văn Thụ, công viên Tao Đàn, công viên Lê Văn Tám… trở thành nơi nghỉ mát lý tưởng của người lao động. Đây là những mảng xanh còn lại của thành phố, mà người dân có thể tận hưởng không khí mát mẻ trong những ngày nắng nóng.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc