Chủ nhật, 28/04/2024

Nhiều ngân hàng "bật mí" kế hoạch kinh doanh 2024

17/03/2024 9:17 AM (GMT+7)

Các nhà băng kỳ vọng tình hình kinh doanh sẽ khả quan hơn từ quý I/2024 và cả năm 2024 nhưng lợi nhuận trước thuế có thể phục hồi chậm hơn so với tình hình kinh doanh.

Dự báo nợ xấu tăng, nhiều ngân hàng đặt "mục tiêu" kiểm soát ở dưới mức 3%

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB, HoSE: VIB) vừa công bố loạt tài liệu cho Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Theo tài liệu được công bố, VIB đề xuất thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 12.045 tỷ đồng, tăng 13% so với mức thực hiện của năm 2023. Tuy nhiên, kế hoạch này thấp hơn so với kế hoạch lợi nhuận năm 2023 (12.200 tỷ đồng) từng được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

Các chỉ tiêu khác như tổng tài sản dự kiến tăng 20%, đạt 492.000 tỷ đồng vào cuối năm 2024, dư nợ tín dụng tăng 20%, đạt 320.600 tỷ đồng. Huy động vốn dự kiến tăng trưởng 21% lên mức 315.200 tỷ đồng.

Đáng chú ý, tỷ lệ nợ xấu được ngân hàng này kỳ vọng kiểm soát ở dưới mức 3%, con số này lớn hơn tỷ lệ nợ xấu ghi nhận tại thời điểm cuối năm 2023 là 2,2%.

Nhiều ngân hàng "bật mí" kế hoạch kinh doanh 2024- Ảnh 1.

Eximbank cũng đặt mục tiêu năm 2024 dư nợ tín dụng tăng 14,6%, lên 161.000 tỷ đồng, trong khi tỷ lệ nợ xấu được giảm về ngang với năm 2022, ở mức 1,8%.

Trước đó, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank, HoSE: NAB) cũng mới công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Theo tài liệu được công bố, trong năm 2024, Nam A Bank đề ra kế hoạch kinh doanh với mục tiêu khiêm tốn hơn so với kết quả thực hiện được của năm 2023, ngân hàng này kỳ vọng lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 4.000 tỷ đồng, tăng 21% so với 2023. Năm 2023, Nam A Bank ghi nhận lợi nhuận trước thuế 3.304 tỷ đồng (tăng 50% so với cùng kỳ 2022).

Trong bối cảnh thị trường còn nhiều biến động, Nam A Bank định hướng tổng tài sản dự kiến năm 2024 ở mức 232.000 tỷ đồng, tăng 11% so với thời điểm kết thúc năm 2023, dư nợ cho vay cá nhân, tổ chức kinh tế ở mức 160.000 tỷ đồng, tăng 13%.

Huy động vốn cá nhân, tổ chức kinh tế và giấy tờ có giá ở mức 178.000 tỷ đồng, tăng 9% so với năm trước. Tỷ lệ nợ xấu được kỳ vọng không vượt quá 3%, trong khi các tỷ lệ an toàn theo đúng quy định.

Eximbank cũng đã công bố đề xuất của HĐQT về Kế hoạch kinh doanh năm 2024 để trình Đại hội đồng cổ đông thông qua.

Theo đó, năm 2024, Eximbank tiếp tục đưa ra mục tiêu tương đối tham vọng với lợi nhuận trước thuế là 5.180 tỷ đồng, cao hơn 90,5% so với kết quả thực hiện năm 2023. Tổng tài sản được kỳ vọng tăng thêm 11%, lên mức 223.500 tỷ đồng, huy động vốn tiến thêm 10,5%, lên 175.000 tỷ đồng.

Eximbank cũng đặt mục tiêu dư nợ tín dụng tăng 14,6%, lên 161.000 tỷ đồng, trong khi tỷ lệ nợ xấu được giảm về ngang với năm 2022, ở mức 1,8%.

Nhiều ngân hàng "bật mí" kế hoạch kinh doanh 2024- Ảnh 2.

Nam A Bank định hướng tổng tài sản dự kiến năm 2024 ở mức 232.000 tỷ đồng, tăng 11% so với thời điểm kết thúc năm 2023.

Tại MB, trong năm 2024 nhà băng này kỳ vọng sẽ tăng trưởng tín dụng cao hơn so với mức 16% được giao. Trên cơ sở đó, lợi nhuận ước đạt hơn 28.800 tỷ đồng, tăng 10% so với năm trước với số lượng khách hàng là 30 triệu.

Trong khi đó, tại Vietcombank, nhà băng này đặt ra các chỉ tiêu về tài sản đều dự kiến tăng trưởng mạnh hơn năm 2023 như tổng tài sản đến cuối năm dự kiến tăng 8% (năm 2023 là 1,4%) và tăng trưởng tín dụng tối thiểu 12% trong hạn mức Ngân hàng Nhà nước giao (năm 2023 là 10,6%).

Tăng trưởng lợi nhuận năm 2024 kỳ vọng cao hơn 2023?

Trong báo cáo chiến lược mới đây, Chứng khoán SSI cho rằng, 2024 vẫn tiếp tục là một năm đầy thách thức đối với ngành ngân hàng về chất lượng tài sản. Mặc dù vậy, tình hình chung sẽ có sự cải thiện so với năm 2023, phần lớn là nhờ vào chi phí vốn đã giảm về mức thấp hơn nhiều so với 2023 và lợi nhuận trước dự phòng (PPOP) có sự cải thiện giúp các ngân hàng có dư địa để tạo một bộ đệm dự phòng tốt hơn.

Trong kịch bản cơ sở của SSI, tăng trưởng GDP có thể phục hồi trong khoảng từ 6,0% - 6,5%, lãi suất trung bình cả năm duy trì quanh mức thấp nhất trong thập kỷ trở lại đây và NHNN sẽ có ứng phó linh hoạt trong cơ chế ghi nhận và trích lập dự phòng nợ xấu.

Theo ước tính của SSI, tăng trưởng lợi nhuận trước thuế năm 2024 của các ngân hàng thuộc phạm vi nghiên cứu dự kiến đạt 15,4%, đây là mức tăng trưởng tốt hơn so với mức 4,6% trong năm 2023.

SSI dự phóng lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Vietcombank năm 2024 có thể đạt khoảng 47.200 tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng 14,3%. Trong khi lợi nhuận của BIDV có thể đạt 31.300 tỷ đồng, MB (29.200 tỷ đồng), VietinBank (27.800 tỷ đồng), Techcombank (26.000 tỷ đồng), ACB (22.800 tỷ đồng) và VPBank (16.700 tỷ đồng).

Trong khi đó, theo báo cáo về ngành ngân hàng của Chứng khoán BIDV (BSC), đơn vị này kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận toàn ngành ngân hàng sẽ phục hồi (dự báo lợi nhuận sau thuế của danh sách theo dõi tăng trưởng 20% trong 2024 so với mức 4% trong 2023) với động lực chính đến từ sự nở ra của tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM), tuy nhiên tốc độ nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào diễn biến của cầu tín dụng và chất lượng tài sản.

Trong kịch bản cơ sở với nền lãi suất huy động được duy trì thấp và tăng trưởng tín dụng dần cải thiện, BSC dự báo NIM trung bình của danh sách theo dõi tăng khoảng 0,07 điểm % trong 2024, từ đó giúp thu nhập lãi thuần dự kiến tăng trưởng 19% so với năm 2023 và là động lực chính cho lợi nhuận sau thuế dự kiến tăng trưởng 20%.

Theo BSC, yếu tố bất ngờ đối với dự báo của trên sẽ đến từ tốc độ phục hồi của nhu cầu tín dụng, đặc biệt là những chuyển biến tích cực trên thị trường BĐS, từ đó giúp các ngân hàng cải thiện được lãi suất đầu ra. Chỉ báo sớm cho việc nhu cầu tín dụng dụng quay trở lại có thể đến từ thời điểm các nhà băng đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi trở lại, cho thấy có áp lực tăng cường huy động để hỗ trợ giải ngân.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Quý I, lỗ ròng Novaland tăng gấp 1,5 lần vì lý do gì?

Quý I, lỗ ròng Novaland tăng gấp 1,5 lần vì lý do gì?

Quý đầu năm, Novaland (HoSE; NVL) tiếp tục ghi nhận khoản lỗ ròng hơn 600 tỷ đồng, tăng gần 1,5 lần so với mức lỗ ròng hơn 410 tỷ đồng của năm ngoái.

Eximbank có chủ tịch mới

Eximbank có chủ tịch mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank; HoSE: EIB) vừa công bố thông tin về việc bầu ông Nguyễn Cảnh Anh, thành viên HĐQT Eximbank, giữ chức chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025.

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Tỷ giá USD/VND hiện nay đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 10 năm qua. Các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND.

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% trong năm 2024 và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%. Ngân hàng này cũng ghi tên mình vào nhóm các nhà băng có tỷ lệ chia cổ tức cao.

Quyền CEO Eximbank nói "rút kinh nghiệm sâu sắc" vụ chủ thẻ tín dụng bị ghi nợ hơn 8,8 tỷ đồng

Quyền CEO Eximbank nói "rút kinh nghiệm sâu sắc" vụ chủ thẻ tín dụng bị ghi nợ hơn 8,8 tỷ đồng

Trả lời cổ đông tại đại hội về sự vụ gần đây liên quan đến chủ thẻ thẻ tín dụng nợ hơn 8,8 tỷ đồng sau 11 năm, ông Nguyễn Hoàng Hải, Quyền CEO Eximbank cho biết đây là một bài học lớn.

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê và các loại nông sản khác tăng đẩy nhu cầu tiêu thụ phân bón tăng cao. CEO Phân bón Bình Điền Ngô Văn Đông tiết lộ quý I/2024, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Phân bón Bình Điền lên đến 91 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ gần 40 tỷ đồng.