Thứ sáu, 06/12/2024

Nhiều nhà đầu tư “gồng lãi” cố giữ hàng, phập phồng nỗi lo cuối năm

04/10/2022 1:00 PM (GMT+7)

Đây là giai đoạn nhà đầu tư cố gắng để dung hoà, cơ cấu lại nguồn vốn và tỷ lệ vốn vay. Một số nhà đầu tư thì vẫn đang kỳ vọng khả năng tăng giá trở lại từ cuối năm nay trở đi.

Nhiều nhà đầu tư “gồng lãi” cố giữ hàng, phập phồng nỗi lo cuối năm - Ảnh 1.


Có thể thấy, đây là giai đoạn “chuyển giao về tâm lý” của giới đầu tư BĐS. Nhà đầu tư lâu năm, sẵn dòng tài chính, tỏ ra không mấy lo lắng. Trong khi, các nhà đầu tư mới, sử dụng đòn bẩy tài chính đang “phập phồng” nỗi lo về giá cũng như thanh khoản thị trường. Trong bối cảnh mà chưa đoán định rõ ràng về sức mua, nhà đầu tư có xu hướng vừa “cố chờ”, vừa muốn ra được hàng càng sớm càng tốt.

Với những nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy đầu tư BĐS thì đây được xem là thời điểm “nhạy cảm” để quyết định việc bán hay giữ lại. Thị trường đã xuất hiện tình trạng: Nhiều nhà đầu tư “gồng lãi” nhưng vẫn cố giữ hàng, đi kèm đó là lo lắng về thanh khoản thị trường cuối năm. Nghĩa là, họ kì vọng, thị trường BĐS sẽ thay đổi cục diện, giá BĐS bật tăng, bù lại dòng tiền đã gánh lãi ngân hàng.

Theo một số chuyên gia trong ngành, đây là giai đoạn nhà đầu tư cố gắng để dung hoà, cơ cấu lại nguồn vốn và tỷ lệ vốn vay. Một số nhà đầu tư thì vẫn đang kỳ vọng khả năng tăng giá trở lại từ cuối năm nay trở đi. Với những nhà đầu tư đang “gồng lãi” nhưng cố chờ thị trường thường có tâm lý xáo trộn khó đoán ở thời điểm này. Bởi lẽ, việc nhà đầu tư chờ thị trường tốt lên không nằm trong dự đoán chính xác.

Nhiều nhà đầu tư “gồng lãi” cố giữ hàng, phập phồng nỗi lo cuối năm - Ảnh 1.

Ôm nhiều mảnh đất, bao gồm cả đất nông nghiệp và đất thổ cư, nhóm anh Kh (ngụ Tp.Thủ Đức, Tp.HCM), tỏ ra khá lo lắng vì thanh. khoản chậm. Trong đó, một số mảnh đất nhóm anh dùng đòn bẩy tài chính đến 50%. Để giải quyết vấn đề “gồng lãi”, anh Kh đã rao bán nhưng do thị trường gặp khó nên không bán ra được. Kì vọng thị trường sẽ tốt lên vào cuối năm, nhóm đầu tư này vẫn cố “bám trụ”, chưa cắt lỗ hay bán tháo sản phẩm. Dĩ nhiên, quyết định thế nào còn phụ thuộc vào diễn biến tiếp theo của thị trường. Ngay cả là người có kinh nghiệm nhiều năm trong đầu tư BĐS, anh Kh khó đoán định được bức tranh thị trường những tháng tiếp theo.

Ông Lê Quốc Kiên, một nhà đầu tư kì cựu tại Tp.HCM nhận định: Tình trạng neo giá cao nhưng thanh khoản thấp đã diễn ra từ năm ngoái đến giờ. Nhưng từ thời điểm siết tín dụng tháng 5/2022, nhà đầu tư dùng đòn bẩy mới bắt đầu có khuynh hướng giảm giá 5% - 10% để bán. Tuy nhiên thanh khoản vẫn rất thấp. hiện tại cho tới đầu năm sau, khả năng những nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy bị mất cân đối dòng tiền bắt đầu giảm giá 10 % đến 20 %.

Cũng dự đoán về tình hình thị trường BĐS sắp tới, TS Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế cho rằng, tình trạng khó khăn, thiếu hụt tài chính của nhiều nhà đầu tư đã lên tới 70%. Điều này cảnh báo người mua nhà càng hết sức cẩn trọng trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Nguy cơ BĐS giảm giá mạnh sẽ còn có thể lan rộng. Kịch bản mà người mua nhà gánh lỗ cùng khoản nợ vay lớn hoàn toàn dễ xảy ra trong tương lai.

“Hiện thanh khoản thị trường giảm mạnh, người mua sẽ không dám mua còn người bán đang do dự, không muốn giảm giá nhiều. Việc tín dụng vào BĐS chưa nới thực sự, vì thế những nhà đầu cơ BĐS vay vốn quá mức sẽ gặp khó khăn”, TS Hiển nhấn mạnh.

Trong khi đó, ông Phan Công Chánh, chuyên gia BĐS cá nhân phân tích: Câu chuyện gồng lãi với nhà đầu tư dùng đòn bẩy tài chính nhiều phụ thuộc vào nguồn thu, bài toán tài chính và thời hạn đầu tư của mỗi người. Nhà đầu cơ lướt sóng khi dùng đòn bẩy tài chính nhiều sẽ chịu rủi ro nhiều nhất.

“Xu hướng cắt lỗ có thể lan rộng hay không thì hiện tại khó đưa ra dự báo chính xác. Nhưng sẽ xảy ra với những người sử dụng đòn bẩy từ 70-80% trở lên mà không có nguồn thu để gồng lãi tiếp”, vị này chia sẻ.

Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, đến hết quý 3 khả năng cắt lỗ, bán tháo vẫn chưa xảy ra nhiều bởi nhiều nhà đầu tư thì vẫn đang kỳ vọng khả năng thị trường BĐS “bật” trở lại vào cuối năm nay.


Theo Nhịp sống thị trường

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Trung tâm Tài chính quốc tế TP.HCM từ đầu năm 2025 có gì đáng chú ý?

Trung tâm Tài chính quốc tế TP.HCM từ đầu năm 2025 có gì đáng chú ý?

Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, TP.HCM khẩn trương hoàn thành các thủ tục triển khai Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM trong tháng 12/2024, cơ bản hình thành Trung tâm trong quý I/2025.

Không thông báo gì, Temu dừng hoạt động ở Việt Nam

Không thông báo gì, Temu dừng hoạt động ở Việt Nam

Nhiều đơn hàng trên sàn thương mại điện tử Temu đình đám của Trung Quốc không được thông quan và giao dịch tại Việt Nam trong hôm nay. Nguyên nhân là Temu vừa tạm dừng cung cấp dịch vụ tại Việt Nam. Nghĩa vụ của Temu là phải chuyển trả lại tiền cho người tiêu dùng.

Bán vé tàu Tết: Mua online chiếm gần 60%

Bán vé tàu Tết: Mua online chiếm gần 60%

Nhu cầu đi lại bằng tàu hoả để về quê, du lịch trong dịp Tết của người dân vẫn rất lớn. Chỉ sau 2 tháng mở bán, ngành đường sắt đã bán thành công hơn 137.000 vé.

Loạt dự án khó tại TP.HCM nếu gỡ được có thể đóng góp lớn cho ngân sách

Loạt dự án khó tại TP.HCM nếu gỡ được có thể đóng góp lớn cho ngân sách

Đây là loạt dự án có khả năng đem về cho ngân sách TP.HCM 18.000 tỷ đồng. Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa yêu cầu các sở, ngành và các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ cho 5 dự án này.

Tốc độ giải ngân vốn đầu tư công thấp, Chính phủ yêu cầu xử lý

Tốc độ giải ngân vốn đầu tư công thấp, Chính phủ yêu cầu xử lý

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công; có chế tài xử lý nghiêm theo quy định các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.

Bất ngờ với tỷ lệ hài lòng với giáo dục công TP.HCM

Bất ngờ với tỷ lệ hài lòng với giáo dục công TP.HCM

Tỷ lệ hài lòng chung của phụ huynh và học sinh ở TP.HCM đối với dịch vụ giáo dục công năm 2024 cao hơn so với năm 2023, theo kết quả khảo sát của Sở Giáo dục & Đào tạo (GDĐT) thành phố