Thứ sáu, 22/11/2024

Gần 1 tháng thiếu điện: mất bò mới lo làm chuồng

07/07/2023 1:00 PM (GMT+7)

Mặc dù nguồn điện đã đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và người dân, thế nhưng các chuyên gia khuyến nghị cần các giải pháp dài hạn để giải quyết triệt để tình trạng thiếu điện trong các năm sau.

Từ cuối tháng 6/2023, tình trạng thiếu điện về cơ bản đã được giải quyết. Lưu lượng nước về các hồ thủy điện có xu hướng tăng, đảm bảo công tác sản xuất điện trong thời gian tới.

Ngay trong buổi họp báo Chính phủ vừa diễn ra, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương khẳng định: Miền Bắc sẽ hết thiếu điện từ nay đến cuối năm, đảm bảo phục vụ doanh nghiệp sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Nhìn lại gần 1 tháng thiếu điện: Tránh tình trạng mất bò mới lo làm chuồng - Ảnh 1.

Các chuyên gia khuyến nghị cần các giải pháp dài hạn để giải quyết triệt để tình trạng thiếu điện trong các năm sau. (Ảnh: EVN)

Có thể thấy rằng, trong bối cảnh khó khăn nhất, Chính phủ, Bộ Công Thương cùng các ngành liên quan đã đưa ra các giải pháp ứng phó khi thiếu điện, như vận hành hiệu quả nguồn thủy điện và nhiệt điện, khẩn trương đàm phán để huy động tối đa có thể nguồn điện năng lượng tái tạo phát điện lên lưới.

Về cơ bản, các giải pháp này đã phát huy được hiệu quả, tuy nhiên đây chỉ là những giải pháp tạm thời và cần có các giải pháp dài hạn để giải quyết triệt để tình trạng thiếu điện trong các năm sau, tránh tình trạng mất bò mới lo làm chuồng.

PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả, Bộ Tài chính cho rằng: EVN là tập đoàn Nhà nước có vị trí độc quyền, thống lĩnh thị trường ngành điện. EVN được tổ chức theo ngành dọc xuyên suốt các khâu phát điện - truyền tải điện - phân phối bán lẻ điện.

Tuy nhiên, xu thế thị trường cạnh tranh là một xu thế tất yếu, ngành điện cũng không nằm ngoài xu thế này. Những năm gần đây, mặc dù không thể tách rời hoạt động điều tiết của Nhà nước nhưng cơ chế quản lý Nhà nước đối với điện theo cơ chế thị trường cạnh tranh đã dần hình thành.

Để điều tiết giá điện, ông Long khuyến nghị cần có các giải pháp quyết liệt, cụ thể, thiết thực cho Quy hoạch Điện VIII, nếu không việc thiếu điện sẽ là hiện hữu.

Giá điện hiện đang là điểm nghẽn, chưa tạo sức hấp dẫn đầu tư vào ngành điện. Chỉ có cải cách giá điện mới có thể thu hút được vốn đầu tư.

“Dù Luật Điện lực sửa đổi năm 2022 có hiệu lực từ ngày 1/3/2022, tuy nhiên tới nay là hơn 1 năm, vẫn chưa có nghị định hướng dẫn để xã hội hóa đầu tư vào lĩnh vực này. Vướng mắc chính cũng là giá truyền tải quá thấp, nên khó khuyến khích được tư nhân đầu tư làm truyền tải đơn thuần, không gắn với bất cứ công trình điện kèm theo nào của họ”, ông Long cho biết.

Cụ thể hơn, ông Long cho rằng, cần điều chỉnh giá điện kịp thời với sự biến động của giá đầu vào của các loại nhiên liệu (than, khí…) để ngành điện có thể cân đối tài chính, bảo đảm cung cấp điện, thu hút đầu tư.

Giá điện hiện nay chưa được điều chỉnh đầy đủ và kịp thời. Thực tế, năm 2022 không được điều chỉnh giá điện và năm 2023 chỉ được điều chỉnh ở mức rất thấp.

“Nếu giá điện không điều chỉnh kịp thời trong khi giá các nhiên liệu đầu vào than, khí vẫn neo ở mức cao hoặc tăng lên thì EVN sẽ gặp rất nhiều khó khăn về tình hình tài chính, ảnh hưởng đến việc bảo đảm an ninh năng lượng”, ông Long nói.

Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả khuyến nghị cần xem xét tách bạch hoạt động công ích của EVN với hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong đó, ông Long kiến nghị Bộ Công Thương nên xem xét sửa đổi, điều chỉnh Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 7/4/2014 và khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân để bổ sung giá bán điện tại các địa bàn công ích làm cơ sở để đấu thầu hoặc giao kế hoạch cung cấp dịch vụ công hoạt động cung cấp điện cho địa bàn công ích.

Hiện nay, có quan điểm dựa vào thu nhập bình quân đầu người của người dân để nói rằng không thể so sánh giá điện Việt Nam cao hay thấp so với các nước trên thế giới. Bởi giá điện của nước ta là do Nhà nước quy định theo cơ chế thị trường nhưng phải phù hợp với khả năng chi trả của người dân.

Nhìn lại gần 1 tháng thiếu điện: Tránh tình trạng mất bò mới lo làm chuồng - Ảnh 2.

Các giải pháp dài hạn cũng đã được Bộ Công Thương đưa ra. (Ảnh: EVN)

Tuy nhiên, ông Long khẳng định giá thành sản xuất lại không hẳn phụ thuộc vào thu nhập, mà phụ thuộc giá đầu vào theo giá thế giới. Nhìn vào thị trường điện của Việt Nam, trừ thủy điện, còn lại đều phụ thuộc vào mặt bằng chung về giá cả như các nước khác. Ví dụ như chi phí đầu tư máy móc, nguyên vật liệu như than, khí phải nhập khẩu về.

Lợi thế của Việt Nam đến từ nhân công rẻ hơn và chi phí mặt bằng rẻ hơn nhưng không nhiều. Thay vì so sánh với tất cả các nước, nên so sánh với các nước có trình độ sản xuất tương đương Việt Nam để đánh giá xem chi phí sản xuất của Việt Nam cao hay thấp, có thất thoát không, có lãng phí hay kém hiệu quả không.

Đây là yếu tố đầu vào ảnh hưởng tới giá thành của sản phẩm. Hay nói cách khác, để so sánh thì phải so sánh cả đầu vào và đầu ra. Đầu ra phụ thuộc vào thu nhập và đầu vào phụ thuộc chi phí sản xuất, phần lớn theo giá thế giới.

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, để đảm bảo cung ứng điện, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Bộ đang chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án phát triển nguồn và truyền tải liên miền; chỉ đạo, đôn đốc chủ đầu tư các nhà máy điện kịp thời khắc phục sự cố, bảo đảm điều kiện sản xuất. Đồng thời, thực hiện tốt công tác điều tiết, vận hành hệ thống điện, bảo đảm đồng bộ, hiệu quả.

Bộ Công Thương tiếp tục giám sát, đôn đốc Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm nguồn cung than, khí phục vụ các nhà máy điện.

Đối với việc thoả thuận giá tạm thời đối với các nhà máy điện năng lượng tái tạo chuyển tiếp, Bộ Công Thương đang tiếp tục phê duyệt thỏa thuận giá tạm thời để các nhà máy điện năng lượng tái tạo chuyển tiếp tham gia nối lưới. Tính đến ngày 29/6/2023, Bộ đã phê duyệt 55/59 hồ sơ đề nghị phê duyệt. Hiện còn 15/85 nhà máy chưa nộp hồ sơ đàm phán tới EVN mặc dù đã đôn đốc nhiều lần.


Theo Nhà báo & Công luận

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thuế rượu bia cao nhất thế giới, ta vẫn muốn tăng thêm

Thuế rượu bia cao nhất thế giới, ta vẫn muốn tăng thêm

Việt Nam áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho cả bia và rượu ở mức 65% từ 1/1/2018, được xem là cao nhất thế giới. Tuy nhiên, có khả năng thuế này sẽ tăng nữa.

Doanh nghiệp kiến nghị nhiều cơ chế để phát triển nhà ở xã hội

Doanh nghiệp kiến nghị nhiều cơ chế để phát triển nhà ở xã hội

Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.

Chính Bitcoin mới là giới hạn của Bitcoin?

Chính Bitcoin mới là giới hạn của Bitcoin?

Cột mốc 100.000 USD/1 Bitcoin đã đến rất gần vì giá loại tiền điện tử này tăng vô cùng chóng mặt thời gian gần đây trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump muốn Mỹ trở thành trung tâm tiền số của thế giới.

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.