Thứ sáu, 25/10/2024

Những doanh nghiệp nào trúng gói thầu hơn 9.000 tỷ nhà ga T3 Tân Sơn Nhất?

12/08/2023 3:50 PM (GMT+7)

Gói thầu giá trị hơn 9.000 tỷ đồng sẽ do liên danh 6 tổng công ty đảm nhận bao gồm: Tổng công ty CP Xây dựng Hà Nội, Tổng công ty CP Xây dựng số 1, Tổng công ty 319 (Bộ Quốc phòng), Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, Công ty CP Đầu tư xây dựng RICONS, Công ty TNHH Xây dựng Lưu Nguyễn.

Những doanh nghiệp nào trúng gói thầu hơn 9.000 tỷ nhà ga T3 Tân Sơn Nhất? - Ảnh 1.

Nhà ga T3 được kỳ vọng sẽ giải quyết tình trạng quá tải tại sân bay Tân Sơn Nhất hiện nay. Ảnh: ACV

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã công bố kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu số 12 "Xây dựng và lắp đặt thiết bị nhà ga hành khách T3 Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất". 

Gói thầu giá trị hơn 9.000 tỷ đồng sẽ do liên danh 6 tổng công ty đảm nhận bao gồm: Tổng công ty CP Xây dựng Hà Nội, Tổng công ty CP Xây dựng số 1, Tổng công ty 319 (Bộ Quốc phòng), Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, Công ty CP Đầu tư xây dựng RICONS, Công ty TNHH Xây dựng Lưu Nguyễn.

Liên danh này đáp ứng yêu cầu về hồ sơ năng lực kỹ thuật và trúng thầu khi bỏ thầu thấp hơn giá công bố hơn 22 tỷ đồng.

Theo đó, ngay trong tháng 8 này, các bên sẽ ký hợp đồng và triển khai ngay gói thầu.

Theo phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, thời gian thực hiện hợp đồng là 600 ngày kể từ ngày ACV phát lệnh khởi công và bàn giao mặt bằng cho liên danh thi công. Thời gian hoàn thành bao gồm ngày nghỉ, lễ, Tết nhưng không bao gồm các trường hợp bất khả kháng. Nghĩa là theo kế hoạch, nhà ga này sẽ đưa vào khai thác vào năm 2025.

Nhà ga hành khách T3 sau khi hoàn thành sẽ là nhà ga hành khách quốc nội có công suất 20 triệu hành khách/năm, khai thác được tất cả các loại tàu bay Code C và Code E.

Công trình được thực hiện đồng thời với các dự án mở rộng đường giao thông kết nối do TP.HCM làm chủ đầu tư, giải quyết căn bản tình trạng tắc nghẽn tại Cảng HKQT Tân Sơn Nhất.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xanh hóa sản xuất hóa chất, phân bón: Nâng hiệu quả cạnh tranh cho doanh nghiệp

Xanh hóa sản xuất hóa chất, phân bón: Nâng hiệu quả cạnh tranh cho doanh nghiệp

Theo ý kiến của chuyên gia, để hiệu quả phân bón tăng cao, phải dựa vào cách tiếp cận hiện đại nhất là nông nghiệp chính xác, điện toán hóa để tư vấn cho người nông dân.

“Xanh hóa” khu công nghiệp, TTC IR hút vốn đầu tư nước ngoài

“Xanh hóa” khu công nghiệp, TTC IR hút vốn đầu tư nước ngoài

Trước bối cảnh toàn cầu hướng tới kinh tế xanh để đối mặt với thử thách của biến đổi khí hậu, Việt Nam đang có tốc độ phát triển nhanh các khu công nghiệp (KCN) với mục tiêu tăng từ hơn 400 KCN ở thời điểm hiện tại lên khoảng 600 KCN vào năm 2030.

Kết quả bất ngờ từ năng suất lúa của Duyên hải Nam Trung Bộ

Kết quả bất ngờ từ năng suất lúa của Duyên hải Nam Trung Bộ

Theo ước tính của Cục Trồng trọt, sản xuất lúa cả năm 2024 của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có năng suất lúa cao hơn Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Điện mặt trời mái nhà không dùng hết được bán tối đa 20% công suất

Điện mặt trời mái nhà không dùng hết được bán tối đa 20% công suất

Điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu không dùng hết được phép bán lên hệ thống điện quốc gia nhưng không quá 20% công suất lắp đặt, theo 1 nghị định mới của Chính phủ.

Tăng màu xanh cho U Minh Thượng, mở rộng diện tích lá phổi xanh

Tăng màu xanh cho U Minh Thượng, mở rộng diện tích lá phổi xanh

Nhờ trồng thêm 15.000 cây tràm, diện tích rừng tràm ngập phèn tại Vườn Quốc gia U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang đã được mở rộng thêm 1 hectare.

Nhận diện các rủi ro có thể ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam và khu vực

Nhận diện các rủi ro có thể ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam và khu vực

Cuộc bầu cử khó đoán tại Mỹ đầu tháng 11 này, xung đột vũ trang dữ dội ở Trung Đông, các biện pháp kích thích tăng trưởng trên diện rộng ở Trung Quốc có khả năng ảnh hưởng rõ rệt tới Đông Nam Á, trong đó có nền kinh tế Việt Nam, theo ngân hàng UOB Singapore.