Thứ hai, 06/05/2024

Quá tải hạ tầng, hàng không tăng tỉ lệ chậm, trễ chuyến trong cao điểm hè

22/08/2022 4:55 PM (GMT+7)

Thị trường hàng không nội địa đã hoàn toàn hồi phục sau dịch. Tuy nhiên, tỉ lệ chậm, huỷ chuyến của các hãng cũng tăng cao nhiều hành khách bức xúc.

Hàng không chậm, hủy chuyến vì... quá tải

Cao điểm hè vừa qua, nhiều hành khách phản ánh việc các hãng hàng không liên tục chậm, hủy chuyến khiến nhiều người phải chờ đợi mệt mỏi tại sân bay.

Trong đó, những ngày cuối tuần hoặc lúc thời tiết xấu, các hãng hàng không liên tục thông báo điều chỉnh lịch bay. Đặc biệt là khách bay các chặng du lịch như từ TP.HCM kết nối đến các địa phương như Đà Nẵng, Phú Quốc, Đà Lạt, Nha Trang… là thường xuyên chịu cảnh delay, huỷ chuyến.

Theo Cục Hàng không Việt Nam, sản lượng hành khách thông qua các cảng hàng không của Việt Nam trong tháng 7/2022, đạt gần 12 triệu lượt hành khách, trong đó, khách trên các chuyến bay nội địa đạt hơn 10,5 triệu lượt hành khách tăng 40,3% so với tháng 7/2019 (khi chưa bùng phát dịch Covid-19).

Quá tải hạ tầng, hàng không liên tục chậm, trễ chuyến trong cao điểm hè - Ảnh 1.

Lượng khách đổ về các sân bay liên tục tăng trong dịp hè. Ảnh: H.T

Trong tháng 07/2022 vừa qua, các hãng hàng không Việt Nam thực hiện 33.955 chuyến bay, trong đó: 28.115 chuyến đúng giờ, chiếm tỷ lệ đúng giờ (OTP) là 82,8%, giảm 14,3 điểm so với cùng kỳ năm 2021; 5.840 chuyến bị chậm giờ chiếm tỷ lệ: 17,2%, tăng 14,3 điểm so với cùng kỳ năm 2021; 43 chuyến bay bị hủy chiếm tỷ lệ: 0,13%, giảm 5 điểm so với cùng kỳ năm 2021.

Trong 7 tháng đầu năm, các hãng hàng không Việt Nam thực hiện 177.744 chuyến bay, tăng 73,2% so với cùng kỳ; trong đó: chuyến đúng giờ là 153.594, chiếm tỷ lệ đúng giờ là 86,4%, giảm 8,4 điểm so với cùng kỳ năm 2021; 24.150 chuyến bị chậm giờ chiếm tỷ lệ: 13,6%, tăng 8,4 điểm so với cùng kỳ năm 2021; 801 chuyến bay bị hủy chiếm tỷ lệ: 0,4%, giảm 1,5 điểm so với cùng kỳ năm 2021.

Lý giải tình trạng chậm, hủy chuyến tăng đột biến, Cục Hàng không Việt Nam đã báo cáo Bộ Giao thông Vận tải, chỉ ra nhiều nguyên nhân chính. Ông Đinh Việt Thắng - Cục trưởng cục Hàng không cho biết vận chuyển nội địa hồi phục rất nhanh, vượt so cùng kỳ 2019, ngoài dự báo vận chuyển hàng không. Điều này đã tạo áp lực rất lớn lên khu vực nhà ga nội địa trong khi cơ sở hạ tầng, trang thiết bị còn hạn chế.

Theo đó, hạ tầng tại các cảng hàng không đang quá tải, số lượng cổng, cửa và máy soi chiếu an ninh hàng không chưa đáp ứng được nhu cầu khi các chuyến bay khởi hành tăng đột biến trong mùa cao điểm. Lưu lượng hành khách đi qua các cảng hàng không tăng cao, dẫn đến tình trạng hành khách ùn tắc tại các điểm kiểm tra an ninh hàng không, đặc biệt là tại Tân Sơn Nhất và Nội Bài.

Quá tải hạ tầng, hàng không liên tục chậm, trễ chuyến trong cao điểm hè - Ảnh 3.

Quá tải hạ tầng khiến tỉ lệ chậm huỷ chuyến của các hãng hàng không tăng. Ảnh: H.T

Vì hạ tầng quá tải, năng lực băng chuyền hạn chế, doanh nghiệp phục vụ mặt đất đều hạn chế dẫn đến tình trạng hành lý chuyến bay bị chậm bốc dỡ, giải tỏa. Ngoài ra, tình trạng quá tải tại khu bay, từ sân đỗ, các đường lăn cho đến đường cất hạ cánh dẫn đến số lượng chuyến bay cất/hạ cánh tại một số thời điểm cao hơn năng lực khai thác. Điều này khiến một số chuyến bay phải bay chờ trên không và chờ tại sân đỗ để được đẩy nổ lăn ra cất cánh, đặc biệt tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Đáng chú ý, trong tình hình sản lượng vận tải hàng không tăng đột biến, còn xảy ra tình trạng chuyến bay thực hiện không đúng với Slot được cấp, gây ùn tắc tại các cảng hàng không. Thêm vào đó, Cục trưởng Cục hàng không cũng chỉ ra các nguyên nhân khách quan như tình hình thời tiết, hoặc tàu bay gặp sự cố kỹ thuật…

Hàng loạt biện pháp để hàng không tăng tỉ lệ đúng giờ

Để khắc phục, hạn chế tình trạng chậm, huỷ chuyến, Cục Hàng không Việt Nam đã đưa ra nhiều giải pháp. Theo đó, Cục HKVN yêu cầu Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) bố trí trang thiết bị, nguồn lực nhằm tăng cường năng lực khai thác tại các sân bay, đặc biệt là các sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất.

Đối với các hãng hàng không Việt Nam, Cục yêu cầu bố trí các chuyến bay đêm nhằm giảm áp lực đối với cảng hàng không. Đồng thời, đảm bảo bố trí máy bay, trang thiết bị, vật tư dự phòng để kịp thời bảo dưỡng, sửa chữa máy bay; thực hiện nghiêm các chuyến bay theo đúng slot đã được cấp. Cùng đó, các hãng luôn bố trí đại diện có thẩm quyền giải quyết thắc mắc, khiếu nại của hành khách.

Quá tải hạ tầng, hàng không liên tục chậm, trễ chuyến trong cao điểm hè - Ảnh 4.

Các hãng bay xây dựng lịch bay, điều hành hợp lí với thực tiễn cơ sở hạ tầng. Ảnh: H.T

Vai trò quản lý nhà nước, Cục HKVN theo dõi chặt chẽ việc đảm bảo chất lượng dịch vụ và tỷ lệ chậm, hủy chuyến của các hãng hàng không Việt Nam; yêu cầu các hãng bay xây dựng lịch bay, điều hành, quản lý chuyến bay phù hợp với thực tiễn cơ sở hạ tầng, năng lực phục vụ của từng cảng hàng không, sân bay, kéo giãn lịch quay đầu máy bay, hợp lý hóa các khâu của quá trình thủ tục, tăng cường việc điều hành tổ bay để giảm việc chậm chuyến dây chuyền.

Đối với các Cảng vụ hàng không miền Bắc, miền Trung, miền Nam, Cục yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn, an ninh hàng không và chất lượng dịch vụ tại cảng hàng không sân bay.

Cục Hàng không Việt Nam cũng cho hay, thời gian qua, đơn vị đã tổ chức các đoàn kiểm tra, đánh giá tình hình chậm, hủy chuyến tại các cảng hàng không Tân Sơn Nhất và Nội Bài. Từ đó, tiếp tục triển khai một số giải pháp cụ thể như tăng năng lực quản lý điều hành bay; tối ưu hóa vị trí đỗ tàu bay; tăng cường hiệu quả của công tác quản lý, điều phối slot (giờ cất hạ cánh); nghiên cứu thời gian quay đầu tàu bay.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thành nơi có môi trường sống tốt, môi trường kinh doanh thân thiện

Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thành nơi có môi trường sống tốt, môi trường kinh doanh thân thiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Tây Ninh cần tập trung thực hiện 1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh nhằm triển khai hiệu quả Quy hoạch tỉnh Tây Ninh.

Thủ tướng: Đưa kinh tế - xã hội Đông Nam Bộ phát triển nhanh, toàn diện, chất lượng và bền vững

Thủ tướng: Đưa kinh tế - xã hội Đông Nam Bộ phát triển nhanh, toàn diện, chất lượng và bền vững

Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ lần 3 cần bàn, triển khai hiệu quả quy hoạch vùng Đông Nam Bộ, với mục tiêu đưa kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển nhanh, toàn diện, chất lượng và bền vững.

TP.HCM bất ngờ có mưa lớn giữa trưa

TP.HCM bất ngờ có mưa lớn giữa trưa

Một trận mưa lớn, diễn ra vào trưa nay tại một số quận, huyện của TP.HCM đánh dấu bắt đầu mùa mưa.

Khách du lịch nườm nượp đến TP.HCM

Khách du lịch nườm nượp đến TP.HCM

Khách du lịch nườm nượp đến TP.HCM từ đầu năm đến nay. 4 tháng đầu năm 2024, doanh thu ngành du lịch thành phố ước khoảng 60.046 tỷ đồng.

Long An duyệt kế hoạch triển khai dự án nhiệt điện LNG lớn

Long An duyệt kế hoạch triển khai dự án nhiệt điện LNG lớn

UBND tỉnh Long An vừa ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II với tổng công suất dự kiến 3.000 MW tại huyện Cần Giuộc.

Giá vé máy bay đắt đỏ, lượng khách qua sân bay Tân Sơn Nhất không đạt kỳ vọng

Giá vé máy bay đắt đỏ, lượng khách qua sân bay Tân Sơn Nhất không đạt kỳ vọng

Cao điểm lễ vừa qua, sản lượng khách qua Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sụt giảm, không đạt được sản lượng như dự báo. Theo đó, việc giá vé máy bay tăng cao được cho là một trong những nguyên nhân chính.