Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết, cao điểm lễ 30/4 – 1/5 năm nay (tính từ ngày 26/4 – 1/5), đơn vị đã khai thác 3.961 chuyến bay, trung bình mỗi ngày 660 chuyến bay. Trong đó, ngày cao điểm nhất 26/4 có 694 chuyến bay.
Số liệu này giảm 8,86% so với cùng kỳ năm trước, và giảm 10,04% so với năm 2019 (thời điểm trước dịch). Số lượng cất hạ cánh quốc tế trung bình 264 chuyến/ngày, tăng 05,87% so với cùng kỳ.
Có 652.831 khách đi đến tại cảng trong giai đoạn cao điểm, trung bình mỗi ngày 108.805 khách. Trong đó, ngày cao điểm nhất 26/4 có 121.092 khách, giảm 7,62% so với cùng kỳ năm trước và giảm 9,67% với năm 2019 (thời điểm trước dịch). Đáng chú ý, trung bình có 44.176 khách quốc tế đi/đến mỗi ngày, tăng 11,06% so với cùng kỳ năm trước.
Theo đánh giá, cao điểm lễ năm nay, sản lượng khách qua Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sụt giảm, không đạt được sản lượng như dự báo.
Trước đó, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất dự kiến có 4.280 chuyến bay phục vụ cao điểm lễ 30/4-1/5, giai đoạn từ 26/4–1/5. Trong đó, 1.602 chuyến bay quốc tế, 2.678 chuyến bay quốc nội. Trung bình mỗi ngày, đơn vị khai thác khoảng 720 chuyến bay. Riêng 2 ngày cao điểm nhất 26/4 và 1/5, đơn vị dự kiến khai thác 740 chuyến bay/ngày.
Về hành khách, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất trước đó dự kiến khai thác 686.718 lượt. Trong đó, 282.842 lượt khách quốc tế, 403.876 lượt khách quốc nội. Trung bình, trong giai đoạn cao điểm, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất khai thác mỗi ngày khoảng 115.000-120.000 khách.
Đáng chú ý, dù tổng sản lượng khách sụt giảm nhưng khách quốc tế qua Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất lại có xu hướng tăng nhẹ. Điều này cho thấy xu hướng lựa chọn du lịch nước ngoài của người dân, thay vì đi du lịch trong nước với giá vé máy bay đắt đỏ. Điều này giúp cho các hãng hàng không tiến gần sát với mục tiêu khôi phục thị trường quốc tế sau thời gian ảnh hưởng dịch bệnh.
Các chuyên gia đánh giá, lượng khách qua đường hàng không trong cao điểm lễ vừa qua sụt giảm, không đạt kỳ vọng vì giá vé máy bay thời gian qua đắt đỏ vẫn neo ở mức cao dù là ngày thường. Điều này khiến nhiều người dân quyết định chuyển hướng đi các phương tiện khác để tiết kiệm chi phí.
Mặc khác, việc đầu tư đồng bộ hệ thống đường xá, giao thông hạ tầng, kết nối TP.HCM và các tỉnh du lịch ven biển cũng là nguyên nhân khiến nhiều người chọn di chuyển bằng phương tiện cá nhân để tăng tính trải nghiệm, giảm chi tiêu.
Dĩa cơm tấm tại 1 nhà hàng trên đường Tôn Thất Đạm (Quận 1, TP.HCM) do đầu bếp người Mỹ gốc Việt chuẩn bị có giá 100 USD, tương đương 2,5 triệu đồng. Nếu không đặt món trước, nhà hàng không có sẵn.
Theo Hội Chăn nuôi Việt Nam, để mức thuế VAT bằng 0% đối với các sản phẩm chăn nuôi sơ chế sẽ tạo động lực lớn khuyến khích phát triển hoạt động giết mổ tập trung, công nghiệp gia súc, gia cầm, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 8/10/2024 đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
Triển lãm tranh “Hà Nội: Sức sống và Niềm tin” đã khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội. Đây là chương trình nghệ thuật độc đáo, tổ chức nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày tiếp quản thủ đô Hà Nội (10/10/1954 – 10/10/2024).
Ông Nguyễn Quỳnh Thiện - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Tuần lễ Văn hóa - Du lịch gắn với Lễ hội Ok Om Bok tỉnh Trà Vinh năm 2024 vừa chủ trì cuộc họp thông qua dự thảo kế hoạch tổ chức Tuần lễ.
TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm cho biết sau 16 năm thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính, Hà Nội đã có nhiều thay đổi về diện mạo. Bên cạnh đó, quy hoạch Thủ đô còn những thách thức lớn cần giải quyết.