Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị như thế tại Hội nghị giao ban Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ lần 3 tổ chức ở Tây Ninh, ngày 5/5.
Tại hội nghị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chính thức công bố Quyết định số 370 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, vùng đất bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của TP.HCM và 5 tỉnh: Đồng Nai, Bình Dưưng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước và Tây Ninh.
Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ xác định quan điểm xây dựng nơi đây trở thành vùng văn minh, hiện đại, phát triển năng động.
Đông Nam Bộ sẽ là trung tâm hàng đầu của cả nước và khu vực Đông Nam Á về kinh tế, tài chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyên đồi số; giữ vai trò quan trọng trong liên kết và thúc đẩy phát triển các vùng khác.
Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại kinh tế vùng theo hướng hiện đại; ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, các ngành dịch vụ chất lượng cao ngang tầm khu vực và thế giới.
Quy hoạch tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thông minh để mở rộng không gian phát triển. Tầm nhìn đến năm 2050, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP giai đoạn 2031-2050 đạt khoảng 7,5%/năm, GRDP/người đến năm 2050 đạt khoảng 54.000 USD.
Mục tiêu phát triển đến năm 2030, Đông Nam Bộ trở thành vùng văn minh, hiện đại, có công nghiệp phát triển, vượt qua ngưỡng thu nhập cao, đời sống vật chất, tinh thần của người dân dẫn đầu cả nước; là vùng động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước, phát triển năng động, tốc độ tăng trưởng cao.
Chỉ tiêu cụ thể về kinh tế, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt khoảng 8-9%/năm, trong đó TP.HCM tăng trưởng khoảng 8,5 -9%/năm; GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 380-420 triệu đồng, tương đương 14.500-16.000 USD; tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm khoảng 41-42% trong GRDP; khu vực công nghiệp và xây dựng 45-46%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 2-3%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp 10-11%; phấn đấu tỷ trọng kinh tế số trong GRDP khoảng 35-40%; tỷ lệ đô thị hoá đạt khoảng 70-75%;
Giai đoạn 2021-2030, tốc độ tăng năng suất lao động đạt khoảng 7%; đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trường khoảng 56%.
Về xã hội, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt trên 0,8; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt khoảng 40-45%; tỷ lệ thất nghiệp duy trì ờ mức dưới 3%; tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm xuống khoảng 5% trong tổng số lao động làm việc; Phấn đấu đạt 35 giường bệnh và 19 bác sĩ trên 10.000 dân; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 95%;
Về phát triển kết cấu hạ tầng: Hoàn thành cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng khung kết nối vùng và liên vùng; phát triển hạ tầng năng lượng, công nghệ thông tin, đô thị lớn, hạ tầng thủy lợi, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, sau hơn 1 năm triển khai Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị, vùng Đông Nam Bộ có nhiều chuyển biến tích cực. Cụ thể là các văn bản liên quan đến thể chế đã được triển khai.
Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ lần 3 sẽ tập trung bàn về việc tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030 vừa được ban hành.
Theo Thủ tướng Chính phủ, việc hoàn tất xây dựng quy hoạch vùng Đông Nam Bộ trong thời điểm này có ý nghĩa quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ:
Cụ thể hóa tầm nhìn, quan điểm, mục tiêu tại Nghị quyết phát triển vùng và quy hoạch cấp quốc gia ở vùng.
Cụ thể hóa việc bố trí không gian phát triển các ngành quốc gia trên địa bàn vùng; triển khai các dự án mang tính kết nối quan trọng giữa các tỉnh trong vùng, liên vùng và liên ngành;
Đẩy nhanh thực hiện các đột phá chiến lược nhằm phát huy tối đa lợi thế so sánh về vị trí địa lí, kinh tế của vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của vùng và các vùng có liên quan.
Thủ tướng cho biết, về tổng thể, nhiệm vụ giao cho vùng Đông Nam Bộ cao hơn hẳn so với các vùng còn lại trên cả nước.
Hội nghị cần rà soát các công việc, nhiệm vụ ưu tiên triển thực hiện quy hoạch; đánh giá khó khăn, nthách thức và vướng mắc để xác định phương hướng, giải pháp khắc phục.
"Tất cả nhằm triển khai hiệu quả quy hoạch vùng Đông Nam Bộ với mục tiêu đưa kinh tế xã hội vùng Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển nhanh, toàn diện, chất lượng và bền vững", Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị.
Thời gian qua, giá thuê bất động sản bán lẻ có xu hướng tăng trưởng nhờ tình hình hoạt động tốt của các chuỗi thương hiệu F&B, trung tâm vui chơi trẻ em...
Là dự án trọng điểm quốc gia, tổ hợp hóa dầu Long Sơn (LSP) tại Vũng Tàu với tổng đầu tư hơn 5 tỷ USD phục vụ cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu.
Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện Bình Chánh (TP.HCM) đã ký phê duyệt 105 gói thầu đầu tư công có tỷ lệ tiết kiệm ngân sách ở mức dưới 1%, với nhiều gói trong đó chỉ có 1 đơn vị tham gia.
Công ty TNHH Giao nhận - Vận chuyển Quốc tế Trường Hải (THILOGI) thuộc THACO của ông Trần Bá Dương vừa đóng gói lô thiết bị xuất khẩu sang Khu liên hợp Snuol ở Campuchia. THILOGI dự kiến đến hết năm 2024 sẽ vận chuyển xuyên biên giới hơn 38.000 con bò và gần 44.000 tấn thức ăn chăn nuôi.
Nhiều quỹ mở đang đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt hiệu suất cao hơn nhiều so "thước đo" VN-Index của thị trường. Đặc biệt, có quỹ ghi nhận cao gấp đôi mức tăng của VN-Index.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Việt Nam tháng 9/2024 tăng 0,29% so với tháng 8. Theo Tổng cục Thống kê, nguyên nhân chính là do giá lương thực, thực phẩm tăng cao tại các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão và hoàn lưu của siêu bão Yagi (bão số 3).