Chiều ngày 5/5, tỉnh Tây Ninh tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quy hoạch tỉnh Tây Ninh đề ra mục đến năm 2030, kinh tế xã hội của tỉnh phát triển nhanh, toàn diện và bền vững; đưa Tây Ninh trở thành một trong những trung tâm công nghiệp và dịch vụ du lịch của vùng Đông Nam bộ và cả nước, trở thành địa phương đáng đến và đáng sống.
Đến năm 2050, Tây Ninh có hệ thống quản trị công hiệu quả, môi trường kinh doanh thân thiện, môi trường sống hấp dẫn dựa trên một hệ sinh thái bền vững và đa dạng.
Ông Nguyễn Thanh Ngọc - Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, tỉnh lấy công nghiệp và dịch vụ du lịch là động lực chủ yếu cho tăng trưởng, gắn với phát triển không gian mới. Nông nghiệp Tây Ninh sẽ phát triển theo hướng chuỗi giá trị, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh đề ra 7 đột phá chiến lược: (1) đột phá về phát triển hạ tầng; (2) phát triển nguồn nhân lực; (3) cải cách thể chế; (4) phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; (5) phát triển bền vững: Tây Ninh xanh; (6) phát triển du lịch; (7) và phát triển kinh tế dịch vụ.
Quy hoạch tỉnh cũng xác định phương án tổ chức các hoạt động kinh tế, xã hội theo "3 vùng phát triển, 4 trục động lực, 1 vành đai an sinh xã hội".
Trong đó, vành đai an sinh xã hội gắn với cao tốc dọc biên giới, kết nối liên vùng với ĐBSCL qua Long An và Tây Nguyên qua Bình Phước, là hành lang hỗ trợ quốc phòng an ninh và an sinh cho vùng phía Bắc.
"Thông qua Quy hoạch, tỉnh muốn truyền tải thông điệp: Tây Ninh phát triển năng động, văn minh, có môi trường sống tốt, môi trường kinh doanh thân thiện; là điểm đến hấp dẫn; nhanh, toàn diện và bền vững", ông Ngọc chia sẻ.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Tây Ninh có tiềm năng lớn phát triển kinh tế cửa khẩu, đặc biệt khi thương mại với Campuchia đang tăng rất nhanh, là điểm kết nối trực tiếp và gián tiếp với một số nước Đông Nam Á.
Tây Ninh hội đủ 3 yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" để tăng tốc phát triển nhanh, bền vững. Kết quả phát triển kinh tế, xã hội năm 2023, Tây Ninh có tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6,12%, cao hơn mức bình quân chung cả nước, xếp thứ 2 vùng Đông Nam Bộ.
Thế nhưng, Thủ tướng cũng nhìn nhận quy mô kinh tế của Tây Ninh còn khiêm tốn. Dịch vụ tuy tăng trưởng nhưng giá trị ngành dịch vụ đóng góp vào GRDP chưa ca. Xuất khẩu chủ yếu từ hoạt động của doanh nghiệp FDI; thu hút đầu tư có xu hướng tăng chậm lại. Doanh nghiệp của tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Tiềm năng về đất đai chưa đem lại giá trị tương xứng.
Đánh giá cao các nội dung của Quy hoạch, đặc biệt là việc phát triển Tây Ninh xanh và xác định 1 vành đai an sinh xã hội gắn với cao tốc dọc biên giới, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Tây Ninh cần tập trung thực hiện "1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh".
Theo đó, "1 trọng tâm" là làm mới động lực cũ (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng); nhưng có bổ sung các động lực mới là kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế tri thức và kinh tế chia sẻ.
"2 tăng cường" là tăng cường đầu tư, phát triển yếu tố con người; tăng cường kết nối vùng, trong nước và quốc tế thông qua kết nối hệ thống giao thông, hệ thống sản xuất và cung ứng theo chuỗi.
"3 đẩy mạnh" gồm: Đẩy mạnh phát triển hệ thống hạ tầng chiến lược từ hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục, xã hội đến hạ tầng số; đẩy mạnh phát triển công nghiệp phục vụ cho chế biến, chế tạo, chuỗi sản xuất; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, tạo việc làm, sinh kế cho người dân.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.