Từ nửa cuối 2022, thị trường bất động sản gần như "đóng băng" vì ảnh hưởng dịch bệnh, điểm nghẽn pháp lý. Đối với các dự án đã đi vào sử dụng thì vì vướng mắc pháp lý mà hàng chục ngàn căn nhà chưa được sổ hồng. Đối với các dự án hình thành trong tương lai thì vì vướng mắc pháp lý mà hàng loạt dự án nằm "đắp chiếu".
Trước tình hình trên, lãnh đạo TP.HCM cùng các sở, ban, ngành đã đề ra nhiều giải pháp để quan tâm tháo gỡ giúp thị trường bất động sản sớm phục hội. Vừa qua, thông tin TP.HCM sẽ tổ chức làm việc, phân nhóm rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận (sổ hồng) đối với 81.000 căn nhà khiến nhiều người dân vui mừng.
Một động thái khác, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường đã có công văn "thúc" các sở ngành sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại 156 dự án bất động sản của 121 chủ đầu tư trên địa bàn.
Lãnh đạo thành phố yêu cầu, trên cơ sở phân loại theo đề xuất của Sở Xây dựng, giao các đơn vị liên quan khẩn trương rà soát, có ý kiến phản hồi, thống nhất với Sở Xây dựng trước ngày 20/5, để Sở Xây dựng tổng hợp, hoàn chỉnh trình UBND TP.HCM trước ngày 30/5.
Bên cạnh đó, các đơn vị sở, ngành liên quan khẩn trương chủ động rà soát, giải quyết dứt điểm các chỉ đạo của UBND TP.HCM liên quan đến các kiến nghị của HoREA đến thời điểm hiện nay.
Các đơn vị liên quan cũng được giao khẩn trương rà soát, cập nhật kết quả, số liệu các dự án đã được giải quyết tại các sở, ngành. Đồng thời tách số lượng các dự án không thuộc trường hợp vướng mắc tồn đọng kéo dài mà đang trong quá trình các sở ngành xem xét, giải quyết theo quy trình và thẩm quyền.
Các đơn vị thông tin đến Sở Xây dựng để tổng hợp, so sánh với danh mục 156 dự án trên, có văn bản phản hồi chính thức số liệu kết quả hồ sơ, dự án đã giải quyết cho HoREA và các doanh nghiệp liên quan được biết với tinh thần chia sẻ và công khai, minh bạch.
Sở Xây dựng được giao tổng hợp, chuẩn bị nội dung để UBND TP.HCM có buổi làm việc, tiếp xúc với HoREA, dự kiến vào tháng 6/2023, về các nhóm dự án có vướng mắc.
Ngoài ra, đối với nhóm các dự án có vướng mắc không thuộc danh sách 156 dự án theo kiến nghị của HoREA, đã được sở, ngành giải quyết thì các đơn vị phải chủ động rà soát, lập báo cáo, danh mục, thông tin gửi đến Sở Xây dựng TP.HCM định kỳ hằng tháng để tổng hợp, báo cáo UBND TP.HCM.
Các chuyên gia đánh giá hàng loạt quyết sách mới từ cơ quan quản lý đang góp phần giải quyết vướng mắc cho thị trường bất động sản TP.HCM. Những nỗ lực này giúp tháo gỡ "điểm nghẽn" từ pháp lý đến tài chính, là trợ lực quan trọng để thị trường vượt qua khó khăn, đi đến hồi phục và phát triển.
Thực tế, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu rục rịch có kế hoạch bán hàng, phát triển sản phẩm sau thời gian "án binh" thăm dò thị trường. Số liệu của Sở Xây dựng TP.HCM, quý 1/2022, thành phố đã xác nhận đủ điều kiện để huy động vốn sản phẩm nhà ở hình thành trong tương lai của 5 dự án với tổng 7.753 căn nhà.
Được biết, trong 5 dự án đủ điều kiện để huy động vốn có 7.199 căn nhà chung cư và 554 căn nhà thấp tầng. Đây là dấu hiệu tín cực, cho thấy thị trường bất động sản đang dần "rã băng" để sau khoản thời gian gặp khó khăn vì điểm nghẽn pháp lý và thị trường tê liệt.
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng để giúp thị trường bất động sản sớm phục hồi, Ngân hàng Nhà nước sớm xem xét chỉ đạo các tổ chức tín dụng đưa ra biện pháp xử lý giãn nợ gốc, lãi vay, cơ cấu lại nhóm nợ phù hợp. Đồng thời, cơ quan quản lý nhà nước cần chỉ đạo quyết liệt hơn để tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho các dự án.
Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc (CREC) vừa bày tỏ nguyện vọng tham gia những dự án đường sắt quan trọng tại Việt Nam, bao gồm cung cấp các dịch vụ và tư vấn.
Công cụ trái phiếu doanh nghiệp đang tiếp tục được Becamex đã sử dụng làm đòn bẩy tài chính. Theo 1 công ty chứng khoán, tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu của Becamex (mã BCM) cao hơn so với trung bình ngành bất động sản.
Hiện tại, nhiều loại hình bất động sản khác trên thị trường đã phục hồi rõ nét với thanh khoản, giá bán và nguồn cung liên tục được cải thiện. Nhưng bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa cho thấy nhiều tín hiệu tích cực.
Từ ngày 4/10/2024 theo Nghị định 123/2024/NĐ-CP, cá nhân hoặc tổ chức chuyển nhượng đất đai không có sổ đỏ hoặc tranh chấp sẽ bị phạt đến 100 triệu đồng tuỳ theo hành vi vi phạm.
UBND TP.HCM vừa quy định hạn mức diện tích đất giao cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc ở thành phố.
Giá nhà cứ tăng chóng mặt nhưng thu nhập và lương của người lao động lại không xê dịch khiến giấc mơ sở hữu bất động sản của thế hệ trẻ ngày càng xa vời.