Ông Nguyễn Đức Tài - Chủ tịch HĐQT Thế giới Di Động cho rằng còn khá lạc quan để kỳ vọng vào khả năng chi tiêu của người tiêu dùng trong năm 2024 có thể quay về mức trước khi đại dịch diễn ra và việc hoàn thành kế hoạch lãi ròng đạt 4.200 tỷ đồng trong năm 2023 sẽ khá thách thức. Chiến lược của Thế giới Di Động trong thời gian tới là tập trung tăng doanh thu và giành thị phần để tối ưu hóa lợi nhuận tuyệt đối thay vì biên lợi nhuận, ông Nguyễn Đức Tài nhấn mạnh.
Theo ban lãnh đạo Thế giới Di Động, doanh thu thuần sơ bộ tháng 7/2023 của hãng bán lẻ này đạt xấp xỉ 9.800 tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, doanh thu của chuỗi Thế Giới Di Động và chuỗi Điện Máy Xanh đạt 6.700 tỷ đồng, tăng nhẹ 1% so tháng trước. Doanh thu của chuỗi Bách Hóa Xanh tăng 9% so tháng trước lên khoảng 2.800 nghìn tỷ đồng. Đáng chú ý, mức doanh thu/cửa hàng của chuỗi bán lẻ thực phẩm này đã đạt 1,6 tỷ đồng, tăng 10% so tháng 6/2023.
Như vậy, tạm tính tổng doanh thu thuần của Thế giới Di Động trong 7 tháng đầu năm nay đạt gần 66.400 tỷ đồng; hoàn thành 49% mục tiêu doanh thu cả năm nay. Trong 6 tháng đầu năm nay, doanh nghiệp bán lẻ này chỉ ghi nhận lãi ròng đạt 39 tỷ đồng, giảm 98% so với cùng kỳ năm ngoái, tương ứng vỏn vẹn 1% mục tiêu lợi nhuận lãi ròng cả năm nay.
Trong nửa đầu năm nay, chuỗi Thế Giới Di Động và chuỗi Điện Máy Xanh đã thực hiện chiến lược giá thấp để thu hút thêm khách hàng mới đồng thời giữ chân khách hàng hiện hữu trong bối cảnh nhu cầu yếu. Nhờ vậy, tính đến cuối quý 2/2023, thị phần giá trị của 2 chuỗi kinh doanh này đã tăng 5 điểm phần trăm so với cuối quý 1/2023, theo ban lãnh đạo Thế giới Di Động.
Trong đó, mảng iPhone tăng thị phần nhiều nhất, tăng lên hơn 45% vào cuối quý 2/2023 so với mức 25%-30% trong quý 1/2023. Với mức thị phần lớn này dành cho iPhone, ban lãnh đạo Thế giới Di Động cho biết không có kế hoạch mở rộng TopZone trong thời điểm hiện tại.
Trong thời gian còn lại của năm 2023, Thế giới Di Động cho biết có thể sẽ duy trì chiến lược giá thấp; đồng thời, sẽ có những điều chỉnh phù hợp để thích ứng với tâm lý thị trường. Ban lãnh đạo cũng hướng tới mục tiêu đạt được biên lợi nhuận gộp cao hơn bằng cách tăng các thỏa thuận độc quyền với các thương hiệu ICT.
Đáng lưu ý, dữ liệu kinh doanh nửa đầu năm nay của Thế giới Di Động cho thấy biên lợi nhuận ròng đã giảm mạnh từ 3,29% xuống chỉ còn chưa đến 0,1% trong quý 2/2023. Đây là mức biên lợi nhuận ròng thấp kỷ lục kể từ khi hãng bán lẻ này niêm yết giao dịch trên sàn chứng khoán vào tháng 7/2014. Trong giai đoạn thông thường, biên lợi nhuận ròng của Thế giới Di Động dao động từ 3 – 4%.
Theo đánh giá của một số hãng chứng khoán và chuyên gia phân tích, việc tung ra chiến dịch “Giá rẻ quá” của Thế giới Di Động đã tạo ra một cuộc chiến cạnh tranh gay gắt về giá trên thị trường bán lẻ điện máy và công nghệ Việt Nam, buộc Thế giới Di Động và các hãng bán lẻ khác phải “hi sinh” lợi nhuận để giữ thị phần.
VCSC nhận định Thế giới Di Động sẽ tiếp tục triển khai chiến lược giá thấp nhưng với mức độ nhẹ hơn trong nửa cuối năm 2023 đối với mảng bán lẻ điện máy và công nghệ.
Đối với chuỗi Bách Hóa Xanh, ban lãnh đạo Thế giới Di Động cho biết, trong ngắn hạn, Bách Hóa Xanh sẽ chỉ tập trung vào việc tối ưu hóa các cửa hàng hiện hữu để đạt mục tiêu hòa vốn trong năm nay. Dự kiến, chuỗi này sẽ đóng góp lợi nhuận vào Thế giới Di Động từ năm 2024.
Đáng chú ý, doanh số bán hàng cùng của hàng (SSSG) của Bách Hóa Xanh lần lượt đạt 16% và 21% so cùng kỳ trong quý 1 và quý 2/2023 với biên lợi nhuận gộp ổn định ở mức 26%. Trong quý 2/2023, sản lượng bán và giá trị của thực phẩm tươi sống tăng 35%-40% so quý trước, chiếm khoảng 38% doanh thu của Bách Hóa Xanh.
Ngoài ra, sản lượng bán và giá trị của hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) trong quý 2/2023 đã tăng 5% so quý trước. Thế giới Di Động cho biết, yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng là lượng khách đến cửa hàng tăng, nhưng giá trị đơn hàng trung bình vẫn đi ngang từ đầu năm đến nay. Hiện việc phục hồi tiêu dùng trong thời gian tới được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng về giá trị đơn hàng đối với chuỗi Bách Hóa Xanh.
Hiện doanh thu/cửa hàng/tháng của các cửa hàng Bách Hóa Xanh tại TP.Hồ Chí Minh đạt 1,7-1,8 tỷ đồng; trong khi ở các tỉnh/thành phố khác đạt 1,4-1,5 tỷ đồng. Trong số 1.706 cửa hàng của Bách Hóa Xanh, có khoảng 500 cửa hàng tại TP.Hồ Chí Minh và 1.000 cửa hàng tại các tỉnh, thành phố miền Nam khác, còn lại là ở miền Trung.
Mặc dù chi phí logistic/doanh thu đã giảm xuống khoảng 5% trong quý 2/2023, so với mức 6% của quý 1/2023, nhưng ban lãnh đạo Thế giới Di Động đánh giá hoạt động logistic chưa được tối ưu hóa hoàn toàn. Bách Hóa Xanh sẽ sớm thay đổi mô hình và cách thức của chuỗi cung ứng; tuy nhiên, việc cải thiện doanh thu/cửa hàng sẽ vẫn được ưu tiên trong thời điểm hiện tại.
Ban lãnh đạo Thế giới Di Động tin rằng sự cải thiện của Bách Hóa Xanh tính đến nay là bền vững và xuất phát từ năng lực của chính công ty hơn là môi trường kinh tế vĩ mô, điều này khiến công ty có nhiều kỳ vọng hơn về việc Bách Hóa Xanh sẽ hòa vốn ở mức lợi nhuận vào cuối năm 2023.
Doanh thu/cửa hàng/tháng của Bách Hóa Xanh vào tháng 12/2023 được kỳ vọng sẽ tăng ít nhất 10% so với mức của tháng 7 vừa qua, tương ứng lên mức 1,8 tỷ đồng. Ban lãnh đạo Thế giới Di Động dự kiến doanh thu/cửa hàng tối ưu của Bách Hóa Xanh là 2 tỷ đồng, tương ứng với chi phí logistic/doanh thu là 3,5-4%.
Đối với các chuỗi bán lẻ khác, Thế giới Di Động cho biết chưa có kế hoạch mở rộng chuỗi Nhà thuốc An Khang trong năm nay. Trong nửa đầu năm 2023, chuỗi nhà thuốc này tập trung nâng cao năng lực dược sĩ và nguồn cung ứng thuốc. Qua đó, đã nâng tỷ lệ thuốc trong cơ cấu sản phẩm từ mức 50% trước đây lên 60%. Mục tiêu của chuỗi là tiến tới điểm hòa vốn vào cuối năm 2023.
Đối với chuỗi AVAKids & EraBlue, trong nửa đầu năm 2023, doanh thu của hai chuỗi này lần lượt đạt 350 tỷ đồng và 150 tỷ đồng. Thế giới Di Động cho biết không có kế hoạch mở rộng AVAKids nhưng đặt mục tiêu mở thêm 25 cửa hàng EraBlue trong nửa cuối năm 2023.
Chỉ còn một thời gian ngắn nữa là Việt Nam sẽ có điện từ khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), đánh dấu cột mốc quan trọng trong ngành năng lượng và năng lượng sạch, giảm phát thải carbon và chuyển đổi kinh tế xanh.
Việt Nam áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho cả bia và rượu ở mức 65% từ 1/1/2018, được xem là cao nhất thế giới. Tuy nhiên, có khả năng thuế này sẽ tăng nữa.
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cột mốc 100.000 USD/1 Bitcoin đã đến rất gần vì giá loại tiền điện tử này tăng vô cùng chóng mặt thời gian gần đây trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump muốn Mỹ trở thành trung tâm tiền số của thế giới.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.