Thứ hai, 06/05/2024

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng chậm giao dịch, kém thanh khoản

14/06/2023 4:40 PM (GMT+7)

Nhiều nhà đầu tư tiếp tục lo lắng khi phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng chậm giao dịch, hầu như không có nhà đầu tư thứ cấp rót tiền, khiến thanh khoản kém và nguồn tiền bị chôn không thể xoay vòng.

Thị trường kém có nguồn tiền xoay vòng

Sau dịch Covid-19, thị trường bất động sản nói chung và phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng nói riêng vẫn gặp phải hàng loạt khó khăn, khi cơ chế chính sách pháp lý vẫn chưa được tháo gỡ thông suốt.

Ngân hàng tiếp tục siết cho vay vào bất động sản và tăng lãi suất cho vay đã khiến nhiều nhà đầu tư từng rót tiền vào mua sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng rơi vào thế khó.

Bên cạnh đó, việc kích cầu du lịch ở một số tỉnh thành có dự án nghỉ dưỡng, condotel ven biển đang gặp nhiều khó khăn khi người dân trong nước thắt chặt chi tiêu, khách không còn mấy mặn mà với các khu du lịch.

Đặc biệt, lượng du khách ngước ngoài tìm đến Việt Nam cũng đang thấp khiến cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng cũng bị cuốn theo sự ảm đảm của kinh tế.

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng chậm giao dịch, kém thanh khoản - Ảnh 1.

Nhà đầu tư tiếp tục lo lắng khi phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng chậm giao dịch. Ảnh: Gia Linh

Những năm trước đây, các nhà đầu tư rất mạnh tay chi tiền để mua hoặc đầu tư phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, bất động sản ven biển hoặc các căn hộ cho thuê gần biển. Vì đây là một trong những phân khúc thu lại nguồn lợi kinh tế lớn bằng việc cho thuê dàn hạn hoặc bán cho nhà đầu tư thứ cấp.

Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, nhiều nhà đầu tư trót xuống tiền mua bất động sản nghỉ dưỡng trong thời gian trước giờ đang trong cảnh "đứng ngồi không yên". Một số người mua phải dự án bị vướng pháp lý, phải dừng thi công, nằm đắp chiếu nhiều năm.

Chị Nguyễn Phương Thảo (ngụ quận 3) nhà đầu tư dự án căn hộ nghỉ dưỡng The Sóng, Vũng Tàu cho biết "Những năm trước, khi dự án xây dựng hoàn thiện và được bên thứ 3 vận hành cho thuê nhưng từ khi kinh tế đi xuống, chị muốn chuyển nhượng lại căn hộ của mình cho khách nhưng đến nay vẫn chưa có nhà đầu tư thứ cấp".

Chia sẻ với Thế Giới Tiếp Thị, một nhà đầu tư mua dự án của một chủ đầu tư nổi tiếng ở TP.HCM về bất động sản nghỉ dưỡng tại khu vực Hồ Tràm (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng khóc lên khóc xuống vì không thể tìm đầu ra cho sản phẩm.

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng chậm giao dịch, kém thanh khoản - Ảnh 2.

Thiếu dòng tiền khiến bất động sản nghỉ dưỡng khó phục hồi. Ảnh: Gia Linh

Ông này cho biết, đã mua căn nhà phố nghỉ dưỡng nhưng vẫn chưa được giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng biệt thự với thời hạn sử dụng lâu dài như hợp đồng đã ký.

"Lúc mua sản phẩm thì chủ đầu tư hứa hẹn, cam kết nhiều điều lắm nhưng khi khách đã xuống tiền thì phải "vỡ mộng". Trong khi đó, một số dự án đầu tư bị sự cố nên cần tiền mặt gấp. Dù đã cố gắng rao bán, chuyển nhượng dự án thậm chí kí gửi cho bên môi giới nhưng nhưng suốt 5 tháng qua vẫn chưa tìm được khách" nhà đầu tư cho hay.

Theo tìm hiểu, hiện nay tại một số tỉnh thành có dự án bất động sản nghỉ dưỡng, căn hộ nghỉ dưỡng… đang gặp nhiều vướng mắc về pháp lý, trong khi đó những nhà đầu tư F1, F2 khi mua sản phẩm đã vào rất nhiều tiền. Nhưng ở thời điểm hiện tại, khi thị trường bất động sản gặp khó, các nhà đầu tư thứ cấp cũng không tìm đến bất động sản nghỉ dưỡng.

Thị trường không thể sớm phục hồi

Ông Cao Thanh Tú (ngụ TP.Thủ Đức, TP.HCM) cho biết "Ông được sales chào mua dự án trong cụm phân khúc nghỉ dưỡng tại Lagi Bình Thuận của chủ đầu tư Hưng Vượng Developer, nhưng sau khi tìm hiểu kỹ thị trường, nhận thấy tại Bình Thuận thời gian qua giao dịch bất động sản kém, các chủ đầu tư lớn khác như Novaland, Sunshine Group cũng đang gặp nhiều khó khăn chung bởi thị trường. Nên sau khi tham quan vẫn không có ý định mua, dù biết thời điểm sau này phân khúc nghỉ dưỡng sẽ có nhiều biển đối. Tuy nhiên, ông đánh giá sẽ khó phục hồi nhanh nên vẫn quyết định không mua",

Theo báo cáo thị trường của DKRA Group, phân khúc biệt thự và nhà phố nghỉ dưỡng trên cả nước vẫn tiếp tục nối dài chuỗi ngày bế tắc.

Theo đó, nguồn cung mới phân khúc này tiếp tục xu hướng giảm từ cuối quý 2/2022 đến nay. Nhiều dự án liên tục dời thời gian triển khai bán hàng do lượng booking không như kì vọng khiến nguồn cung giảm mạnh, chỉ tương đương 1,6% so với cùng kỳ. Sức cầu thị trường khiêm tốn, bằng 0,4% so với cùng kỳ.

Các dự án mới có tình hình bán hàng chậm trong khi đó dự án sơ cấp gần như đóng giỏ hàng hoặc tạm ngưng giao dịch trước bối cảnh khó khăn của thị trường. Giá bán sơ cấp không biến động nhiều so với tháng trước. Nhiều chủ đầu tư tiếp tục áp dụng các chương trình hỗ trợ lãi suất, ưu đãi chiết khấu nhanh lên đến 40% - 50%,… nhằm kích cầu khách mua.

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng chậm giao dịch, kém thanh khoản - Ảnh 3.

Vấn đề pháp lý cũng khiến phân khúc này lao đao. Ảnh: Gia Linh

Tương tự, phân khúc nhà phố, shophouse nghỉ dưỡng cũng ảm đạm không kém. Nguồn cung mới trong tháng tăng so với giai đoạn 4 tháng đầu năm, tuy nhiên vẫn còn ở mức rất thấp chỉ tương đương 4% so với cùng kỳ.

Sức cầu thị trường mặc dù tăng nhưng không đáng kể, lượng tiêu thụ còn hạn chế, bằng 3% so với cùng kỳ năm 2022. Sự hồi phục chưa như kì vọng của ngành du lịch cũng như mặt bằng lãi suất vẫn còn ở mức cao đã ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng khiến thanh khoản thị trường liên tục duy trì ở mức thấp.

Giá bán sơ cấp không có nhiều biến động rõ nét, các dự án mở bán vẫn tiếp tục áp dụng rộng rãi nhiều chính sách ưu đãi, chiết khấu thanh toán nhanh, hỗ trợ lãi suất, ân hạn nợ gốc, cam kết thuê lại,… nhằm kích cầu thị trường giữa bối cảnh khó khăn chung như hiện nay.

Riêng phân khúc condotel, nguồn cung vẫn còn ở mức rất thấp, mặc dù có sự hồi phục so với tháng trước nhưng sụt giảm hơn 80% so với cùng kỳ. Sức cầu thị trường tiếp tục xu hướng giảm từ giữa quý 2/2022 đến nay do những ảnh hưởng chung của thị trường.

Giao dịch tập trung chủ yếu tại khu vực Miền Nam, chiếm 94% tổng lượng tiêu thụ mới cả nước. Giá bán sơ cấp tiếp tục xu hướng đi ngang và không có nhiều biến động, những chương trình ưu đãi, chiết khấu thanh toán nhanh, ân hạn nợ gốc, hỗ trợ lãi suất,… vẫn được áp dụng rộng rãi để thu hút quan tâm của khách hàng.

Ông Phạm Lâm - CEO DKRA Group cho rằng yếu tố về pháp lý, lãi suất, sự hồi phục chậm của ngành du lịch là nguyên nhân khiến thị trường nghỉ dưỡng trầm lắng. Dự kiến, trong tháng tiếp theo, nguồn cung và sức cầu thị trường sẽ hồi phục nhờ những thông tin tích cực từ Chính phủ. Tuy nhiên, bất động sản nghỉ dưỡng sẽ không có nhiều đột biến trong ngắn hạn.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Phân bón Cà Mau: Đón nhận nhiều tình cảm từ chương trình “Tham quan nhà máy - Gặt hái mùa vàng”

Phân bón Cà Mau: Đón nhận nhiều tình cảm từ chương trình “Tham quan nhà máy - Gặt hái mùa vàng”

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) đã một lần nữa khẳng định vị thế của một doanh nghiệp lớn trong ngành và tạo ra ấn tượng sâu sắc với gần 1.700 nông dân và đại lý từ khắp cả nước thông qua giai đoạn 1 chương trình “Tham quan nhà máy - Gặt hái mùa vàng 2024".

Trung tâm Y học Thể thao Vinmec được công nhận xuất sắc theo chuẩn châu Á

Trung tâm Y học Thể thao Vinmec được công nhận xuất sắc theo chuẩn châu Á

Ngày 6/5, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City chính thức được công nhận là Trung tâm y học thể thao xuất sắc theo chuẩn của Liên đoàn Bóng đá Châu Á (AFC).

'Chuyến bay ma' khiến một hãng hàng không mất 79 triệu USD

'Chuyến bay ma' khiến một hãng hàng không mất 79 triệu USD

Qantas Airways, hãng hàng không quốc gia Úc, đã đồng ý chi ra 120 triệu đô-la Úc (79 triệu USD) để giải quyết cho hành vi lừa dối khách hàng vì đã bán hàng ngàn vé cho "các chuyến bay ma".

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.

Kiến nghị mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây lên 10 làn xe

Kiến nghị mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây lên 10 làn xe

Ngày 6/5, UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, tỉnh vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ đề nghị lựa chọn phương án mở rộng dự án cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành (thuộc cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây) với quy mô 10 làn xe.

Cadillac "quay xe" với kế hoạch sản xuất xe thuần điện

Cadillac "quay xe" với kế hoạch sản xuất xe thuần điện

Cadillac, thương hiệu xe sang tiêu biểu cho ngành ô tô Mỹ, đang cài số lùi cho kế hoạch phát triển xe thuần điện vì sẽ kéo dài thời gian cho xe lai hybrid giữa động cơ đốt trong và điện.