Theo báo cáo, đến nay, vùng ĐBSCL đã hoàn thành và đưa vào khai thác 171 km cao tốc theo quy mô phân kỳ giai đoạn 1 (4 làn xe). 8 dự án đang được triển khai, bảo đảm cơ bản hoàn thành trong giai đoạn 2021 - 2025, đưa vào khai thác trong năm 2026 với tổng chiều dài 463 km (tổng mức đầu tư khoảng 94.400 tỷ đồng). Như vậy, đến năm 2026, khu vực ĐBSCL sẽ có khoảng 554 km đường cao tốc.
Tuy nhiên, việc triển khai các dự án giao thông tại ĐBSCL còn một số khó khăn như giải phóng mặt bằng, nguồn vật liệu san lấp đắp nền đường, công tác quản lý dự án, năng lực của nhà thầu, tư vấn, thủ tục giải ngân, điều kiện thi công phức tạp...
Các đại biểu chỉ ra rằng, nút thắt lớn nhất của các dự án là bảo đảm nguồn vật liệu cát đắp, đến nay, mặc dù các dự án đã được xác định nguồn cung; tuy nhiên, các địa phương triển khai các thủ tục để giao mỏ cho các nhà thầu khai thác theo cơ chế đặc thù còn chậm, chưa đáp ứng tiến độ thi công.
Về vốn ODA, trong giai đoạn 2021-2025, vùng ĐBSCL có 62 dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài đang triển khai với tổng mức vốn nước ngoài là 56.442 tỷ đồng (tương đương 2,8 tỷ USD), kế hoạch đầu tư công trung hạn đối ứng vốn nước ngoài từ nguồn ngân sách Trung ương được giao là 15.174 tỷ đồng. Giải ngân vốn đầu tư công, vốn ODA của vùng ĐBSCL còn thấp, hết tháng 6/2023, giải ngân vốn trong nước là 10.107,89 tỷ đồng (đạt 36,29%), giải ngân vốn nước ngoài là 153,910 tỷ đồng (đạt 5,34% - thấp hơn nhiều bình quân chung cả nước là 15,7%).
Các đại biểu cho rằng, còn nhiều tồn tại, hạn chế trong giải ngân vốn đầu tư công, trong đó có vốn ODA, nhất là công tác quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện dự án đầu tư; làm giảm hiệu quả của đầu tư công và vốn ODA.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vai trò chiến lược của vùng ĐBSCL, ý nghĩa quan trọng của việc phát triển hạ tầng giao thông đối với vùng khi tạo không gian phát triển mới, các khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ mới, thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết các điểm nghẽn của vùng, nhất là về hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực.
Thủ tướng nêu rõ, các công việc đã được các bộ, ngành và các địa phương vùng ĐBSCL triển khai thời gian qua về đầu tư công, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông cơ bản là suôn sẻ, đúng hướng, đạt những kết quả rất cơ bản, đáng mừng, đáng hoan nghênh.
Để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp. Trước hết, Chính phủ, Thủ tướng đã có nhiều chỉ đạo về bảo đảm nguồn vật liệu xây dựng. Đồng thời, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố chỉ đạo các chủ đầu tư, nhất là người đứng đầu cần bám sát thực tiễn, bám sát dự án, quyết liệt trong điều hành, quản lý trong suốt quá trình thực hiện dự án.
Các bộ, ngành liên quan phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố có dự án đi qua sớm hoàn thành các nhiệm vụ được giao (giải phóng mặt bằng, tái định cư, thẩm định các dự án thành phần,...); tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, vượt qua mọi thách thức để triển khai dự án, kiểm soát tiến độ.
Với dự án cao tốc đoạn Cần Thơ - Cà Mau, Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh tập trung giải quyết các vướng mắc, để bàn giao toàn bộ mặt bằng trong tháng 7/2023.
UBND các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long quyết liệt chỉ đạo các sở, ngành căn cứ các hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, để triển khai thủ tục giao mỏ nguyên vật liệu cho các nhà thầu khai thác, không để phát sinh các thủ tục hành chính làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án.
Các tỉnh An Giang, Vĩnh Long sớm xác định nguồn cấp cho khối lượng cát còn lại của các dự án, trong đó ưu tiên cấp đủ nhu cầu năm 2023; chỉ đạo các sở, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện các thủ tục để nhà thầu dự án Cần Thơ - Cà Mau có thể khai thác các mỏ trong tháng 7/2023.
Với các dự án thành phần thuộc cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, thủ tướng yêu cầu chủ đầu tư tiểu dự án giải phóng mặt bằng bám sát tiến độ đã lập để thực hiện công việc liên quan, đảm bảo bàn giao diện tích còn lại trước ngày 31/12/2023; UBND TP. Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang sớm làm việc với UBND tỉnh An Giang để xác định cụ thể các mỏ cấp cho dự án và hoàn thành thủ tục khai thác.
Còn các dự án ODA, Thủ tướng nêu rõ còn nhiều dư địa để tiếp tục mở rộng, linh hoạt hơn trong việc vay vốn ODA khi nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia, bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát tốt theo Nghị quyết của Quốc hội giao.
Thủ tướng đồng ý chủ trương vay ODA từ 6 đối tác phát triển lớn nhất (đã có cam kết) với mức vốn 2,53 tỷ USD cho 16 dự án phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu của vùng ĐBSCL để thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ; đồng ý cấp phát 90% vốn cho các dự án này.
Theo Tiền phong
TP.HCM triển khai kế hoạch sắp xếp lại đơn vị hành chính, giảm 39 phường, nhằm tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo hoàn thành trước ngày 30/6/2025.
Trong khi các sản phẩm như rượu bia và bánh kẹo giảm sút, xu hướng mới của người tiêu dùng dịp Tết năm 2025 đó là chuộng sản phẩm giản đơn, tiện lợi và sản phẩm liên quan chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.
Thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM đang thu hút sự chú ý của giới siêu giàu và nhà đầu tư, nhờ sức tăng GDP mạnh, nên phân khúc bất động sản hạng sang của TP.HCM thành thị trường trọng điểm trong khu vực.
Tại báo cáo mới nhất về dự báo kinh tế Việt Nam quý IV, các chuyên gia của Ngân hàng UOB cho biết, quỹ đạo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn đi đúng hướng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu vùng Đông Nam Bộ phải tiếp tục làm mới lại 3 động lực tăng trưởng. Trong đó tập trung vào đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt, động lực thứ 2 là xuất khẩu, động lực thứ 3 là tiêu dùng.
Phân bón công nghệ Eco-Nanomix giúp cây lúa sinh trưởng khỏe, rễ nhiều, dài và ăn sâu nên tăng khả năng hút nước, dinh dưỡng; tăng khả năng chống chịu trong điều kiện thời bất lợi.