Thứ hai, 02/12/2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ phải đi trước một bước với tư duy đổi mới

27/11/2023 5:58 AM (GMT+7)

Chiều 26/11, tại TP.HCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ hai Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ.

Hội nghị lần thứ hai - Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ với chủ đề: Tham vấn quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhằm để các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ nhận thức được hơn nữa tầm quan trọng của công tác quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch vùng Đông Nam Bộ, một địa bàn chiến lược, vùng kinh tế năng động và là cực tăng trưởng của cả nước.

Đây cũng là cơ hội để rà soát các công việc, nhiệm vụ đã làm được, chưa làm được và đang triển khai; qua đó, nhận diện được những khó khăn, vướng mắc, từ đó xác định quan điểm, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phù hợp trong thời gian tới để phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ toàn diện, bền vững.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ phải đi trước một bước với tư duy đổi mới  - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị. Ảnh: VP Chính phủ

Tại hội nghị, các đại biểu thảo luận nhiều về quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển và giải pháp trong quy hoạch vùng lần này; trong đó nổi lên 5 nhóm vấn đề lớn là về cấu trúc phát triển tổng thể của vùng với 3 tiểu vùng; 6 vành đai công nghiệp - đô thị - dịch vụ; 2 hành lang xanh - sinh thái gắn với các lưu vực sông; vùng động lực quốc gia với TP.HCM là cực tăng trưởng; đề ra định hướng đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ chất lượng cao, ưu tiên phát triển công nghiệp bán dẫn, sản xuất chíp, phát triển dịch vụ tài chính theo hướng đưa TP.HCM trở thành trung tâm tài chính toàn cầu.

Sau khi nghe các ý kiến phát biểu, kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong xây dựng Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ, đến nay đã hoàn thiện hồ sơ trình thẩm định quy hoạch; cảm ơn các ý kiến tham luận sâu sắc, khách quan, trách nhiệm, tâm huyết và đề xuất kiến nghị nhiều giải pháp phù hợp, sát với thực tiễn và khả thi.

Về quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, Thủ tướng yêu cầu cần quán triệt, bám sát và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị; Kế hoạch 5 năm, Chiến lược 10 năm; bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp; kết nối với các quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành, quy hoạch tỉnh.

Tinh thần chung là kiến tạo phát triển và liên kết vùng. Quy hoạch phải mở và vận dụng linh hoạt, không vướng mắc khi có biến động lớn. Có nguồn lực thực hiện, bám sát tình hình thực tiễn để thực hiện một cách khả thi, bài bản, khoa học, hiệu quả.

Thủ tướng nhấn mạnh, quy hoạch phải đi trước một bước với tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, giải quyết được những vướng mắc, khó khăn, thách thức, phát huy tốt nhất tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của vùng.

Thủ tướng yêu cầu, trong quá trình xây dựng Quy hoạch, cần nhận thức sâu sắc hơn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt, làm rõ hơn tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh và cả những khó khăn, thách thức của vùng. Với tiềm năng rất đặc biệt về con người, thiên nhiên và truyền thống lịch sử văn hóa, vùng có đủ điều kiện để trở thành trung tâm lớn nhất về kinh tế - xã hội, là đầu tàu và hình mẫu phát triển của cả nước.

Tuy nhiên, tiềm năng của vùng lớn nhưng cơ chế, chính sách còn hạn hẹp. Hạ tầng chiến lược chưa tương ứng để phát huy tiềm năng, cơ hội, lợi thế. Thủ tướng nhấn mạnh cách tiếp cận, tư duy đột phá chứ không tịnh tiến, tầm nhìn chiến lược, lâu dài, bám sát thực tiễn và dựa trên 3 trụ cột chính: Con người, thiên nhiên và truyền thống văn hóa – lịch sử. Con người là trung tâm, thiên nhiên là nền tảng, truyền thống văn hóa – lịch sử là động lực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ phải đi trước một bước với tư duy đổi mới  - Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc quy hoạch vùng Đông Nam Bộ phải đi trước một bước với tư duy đổi mới.

Việc huy động nguồn lực phải rất đa dạng, kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài, lấy nguồn lực bên trong là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng và đột phá. Kết hợp nguồn lực Trung ương và địa phương, Nhà nước và tư nhân. Cơ chế, chính sách cũng là nguồn lực.

Về mục tiêu, Thủ tướng đề nghị lựa chọn kịch bản tăng trưởng cao cho vùng trong những năm tới, đi cùng lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, cơ chế, chính sách, huy động nguồn lực phù hợp.

Về cơ cấu kinh tế, vùng phát triển nhanh, bền vững dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, tập trung phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, tuần hoàn, chia sẻ. Phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch là trọng tâm; phát triển kinh tế nông nghiệp xanh, công nghệ cao, nông thôn hiện đại, nông nghiệp sinh thái, nông dân văn minh.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của kết nối, Thủ tướng nêu rõ, bao gồm kết nối kinh tế, kết nối giao thông, kết nối an ninh quốc phòng, kết nối các nguồn tài nguyên.

Về giao thông, cần phát triển mạnh cả 5 phương thức, lấy giao thông hàng không và hàng hải để đẩy mạnh kết nối quốc tế, các phương thức còn lại (đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa) để kết nối trong nước.

Kết nối kinh tế vùng với Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ mang tính bổ trợ, thúc đẩy lẫn nhau; kết nối với cả nước; kết nối quốc tế với Lào, Campuchia, ASEAN; kết nối với các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.

Kết nối về an ninh quốc phòng với Lào, Campuchia và các nước ASEAN, chú ý kết nối trong bảo đảm an ninh nguồn nước, ứng phó biến đổi khí hậu, nhất là tiểu vùng Mekong.

Về các dự án lớn, Thủ tướng cho rằng, cần xây dựng một trung tâm logistics lớn của vùng và cả nước gồm cả cảng Cái Mép-Thị Vải và cảng Cần Giờ (nằm hai bên bờ của một dòng sông), trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng tác động, lắng nghe ý kiến nhiều chiều, tiếp thu, giải trình đầy đủ.

Các chương trình, dự án lớn khác của vùng là phát triển trung tâm tài chính quốc tế; hệ thống tàu điện ngầm, đường sắt; các sân bay Long Thành, Tân Sơn Nhất, sân bay Biên Hòa…

Thủ tướng đề nghị các địa phương trong vùng, các bộ, ngành, các vùng cần phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả hơn. Tổ chức thực hiện quy hoạch bài bản, lớp lang, với các chế tài phù hợp, cơ chế, chính sách thông thoáng, hạ tầng thông suốt và quản lý thông minh.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thủ tướng chỉ đạo hoàn thiện thể chế ngành logistics

Thủ tướng chỉ đạo hoàn thiện thể chế ngành logistics

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Việt Nam không thể phát triển tốt nếu không đẩy mạnh phát triển ngành logistics để cạnh tranh tốt hơn với quốc tế. Vì vậy, phải thực hiện hàng loạt giải pháp.

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP khoảng 8% năm 2025

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP khoảng 8% năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh năm 2025 phải ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng GDP đạt khoảng 8%, hoàn thành ít nhất 3.000 km đường bộ cao tốc.

Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng 6 tháng đầu năm 2025

Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng 6 tháng đầu năm 2025

Quốc hội vừa biểu quyết thông qua tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ trong 6 tháng đầu năm 2025.

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 12/2024

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 12/2024

Điều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu một số mặt hàng; Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024.

Bà Rịa - Vũng Tàu, chìa khóa thúc đẩy tăng trưởng logistics

Bà Rịa - Vũng Tàu, chìa khóa thúc đẩy tăng trưởng logistics

Với chiến lược đầu tư bài bản và tiềm năng lớn, Bà Rịa - Vũng Tàu tăng tốc thực hiện mục tiêu trở thành trung tâm logistics hàng đầu khu vực Đông Nam bộ và cả nước. Tỉnh có vị trí cực kỳ thuận lợi: nằm ngay cửa ngõ giao thương hàng hải quốc tế, kết nối thuận lợi với TP.HCM và các tỉnh trong khu vực.

Ở vị trí trung tâm TP.HCM, ga ngầm lớn nhất Metro số 1 diện mạo ra sao?

Ở vị trí trung tâm TP.HCM, ga ngầm lớn nhất Metro số 1 diện mạo ra sao?

Tuyến Metro số 1 tại TP.HCM đã sẵn sàng vận hành thương mại vào ngày 22/12/2024. Ga ngầm lớn nhất của tuyến - Ga Bến Thành - nằm gần chợ Bến Thành, trung tâm của thành phố.