Đóng cửa phiên giao dịch ngày 5/2, chỉ số VN-Index tăng 13,51 điểm (+1,15%), đóng cửa tại 1.186,06 điểm. Thanh khoản trên cả 3 sàn đạt hơn 21.241 tỷ đồng. Rổ VN30 có tới 21 mã đóng cửa với sắc xanh, trong đó nhiều cổ phiếu ngành ngân hàng tăng giá rất mạnh như CTG, BID, MBB - Đây cũng là 3 cổ phiếu đóng góp nhiều nhất vào đà tăng của thị trường.
Đáng nói, CTG là mã tăng mạnh nhất nhóm khi chạm trần với thanh khoản lớn. Ngược chiều, VRE tiếp nối đà giảm với mức độ trên 1,5%.
Tuy nhiên, dù VN-Index có mức tăng điểm khá mạnh nhưng số lượng cổ phiếu tăng giá không cao hơn nhiều so với cổ phiếu giảm giá. Điều này cho thấy thị trường đang trong trạng thái phân hóa.
Phiên giao dịch hôm nay (6/2), Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) nhận định, VN-Index vẫn đang nằm trong tầm ảnh hưởng của vùng cản quanh 1.185 điểm (+/-10) và rủi ro đảo chiều điều chỉnh cần được lưu ý trong những phiên tới.
Kịch bản tạo đỉnh ngắn hạn chỉ được giảm thiểu nếu chỉ số có thể vượt qua được cận trên của vùng kháng cự mà không chịu một nhịp thoái lui rõ nét ngay sau đó.
Nhà đầu tư được khuyến nghị bán giảm tỷ trọng các vị thế ngắn hạn và chỉ mua lại trong nhịp điều chỉnh sau đó hoặc khi rủi ro tạo đỉnh đã được giảm thiểu.
Chứng khoán BIDV (BSC) thì cho rằng diễn biến thị trường đang khá tích cực sau gần 2 tuần giằng co trong khoảng 1.163 - 1.186 điểm cùng với sự dẫn dắt của các cổ phiếu có tỷ trọng vốn hóa lớn và thanh khoản cải thiện.
Những phiên giao dịch rung lắc vẫn còn diễn ra trong quá trình VN-Index củng cố xu hướng và tiến tới các vùng điểm cao mới trong năm 2024.
Với Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), dù VN-Index phiên 5/2 có mức tăng điểm khá mạnh nhưng số lượng cổ phiếu tăng giá không cao hơn nhiều so với cổ phiếu giảm giá. Điều này cho thấy thị trường đang trong trạng thái phân hóa.
Theo đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng giá như vũ bão, tạo động lực cho đà tăng điểm của thị trường. Trong khi đó, các nhóm cổ phiếu vận tải - kho bãi, chứng khoán, thực phẩm… chỉ tăng giá nhẹ.
Từ những diễn biến trên, VDSC kỳ vọng thị trường còn nới rộng nhịp tăng điểm trong phiên tiếp theo. Nhà đầu tư được khuyến nghị nên nắm giữ hoặc mua tích lũy các cổ phiếu đang có tín hiệu tốt, cân nhắc chốt lời các cổ phiếu đang tăng nhanh đến vùng kháng cự.
Còn theo Chứng khoán Vietcombank (VCBS), nhìn dưới góc độ kỹ thuật, VN-Index ghi nhận phiên phục hồi khá tích cực nhờ nhóm cổ phiếu ngân hàng. Ở khung đồ thị ngày, chỉ báo RSI cho dấu hiệu hướng lên trên, dải Bolliner band đồng thời cho tín hiệu mở rộng lên trên, và chỉ số chung chạm mốc 1,0 của thang đo Fibonacci mở rộng.
Nếu thanh khoản mua chủ động tiếp tục gia tăng tốt giúp thị trường vượt thuyết phục khu vực 1.190 điểm thì VN-Index sẽ sớm hướng tới mốc 1.200 điểm trong ngắn hạn.
Xét khung đồ thị giờ, đường DI+ lên tới mức 40, MACD đều hướng lên, tuy nhiên RSI bẻ xuống ở vùng cao cho thấy thị trường vẫn có xác suất rung lắc tại khu vực kháng cự trước khi có nhịp tăng tiếp theo.
Chứng khoán VNDIRECT khuyến nghị mua cổ phiếu VCB của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) với giá mục tiêu 99.900 đồng/cổ phiếu. Giá cổ phiếu VCB hiện tại là 90.000 đồng.
Quan điểm đầu tư của VNDIRECT, hiện tỷ lệ chi phí/tổng thu nhập hoạt động (CIR) của Vietcombank tăng 11,6 điểm % trong quý IV/2023 do thu nhập từ hoạt động giảm và chi phí tiền lương tăng. Ước tính trong cả năm 2023, CIR đạt 32,4% gần bằng mức tại năm trước và sát với dự phóng của công ty chứng khoán. Mặt khác, chi phí dự phòng lũy kế cả năm đã giảm 51,8% so với cùng kỳ, hỗ trợ lợi nhuận ròng cả năm tăng 10,5%.
Tính đến cuối năm 2023, tỷ lệ nợ xấu ở mức 1%, giảm 0,23 điểm % so với quý trước nhưng vẫn cao hơn nhiều so với năm 2022. Tỷ lệ nợ nhóm 2 trên tổng dư nợ cũng giảm 0,21 điểm % so với quý trước, cho thấy nợ xấu đang có xu hướng giảm.
Vietcombank đã sử dụng nguồn dự phòng dự phòng để đẩy mạnh hoạt động xóa nợ. Trong quý IV/2023, ước tính ngân hàng này đã xóa 4.152 tỷ đồng nợ xấu, cao hơn 28% so với cùng kỳ năm trước.
Tại cuối năm 2023, tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm còn 230% từ mức 317% vào năm 2022, nhưng vẫn cao nhất ngành ngân hàng.
Chứng khoán Vietcap (VCSC) thì khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu LHG của Công ty CP Long Hậu (LHG) và tăng giá mục tiêu thêm 4% đạt 39.500 đồng/cổ phiếu.
Theo VCSC, giá mục tiêu cao hơn chủ yếu là do giảm 5 điểm phần trăm mức chiết khấu định giá cho LHG xuống còn 20% sau khi khối lượng giao dịch của LHG cải thiện trong sáu tháng qua, bù đắp một phần bởi dự báo doanh số bán đất KCN của VCSC thấp hơn 24% cho giai đoạn 2024-2026.
Việc điều chỉnh bán đất KCN giảm này là do (1) doanh số bán đất KCN năm 2023 chậm hơn dự kiến và (2) chiến lược bán hàng thận trọng của LHG, chậm hơn so với kỳ vọng trước đây của VCSC trong trung hạn.
Từ đó, VCSC dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2024 sẽ tăng mạnh ở mức 31% so với năm trước, đạt 218 tỷ đồng do số lượng bàn giao đất KCN tăng đột biến đạt 4,0 ha so với mức thấp năm 2023 là khoảng 2,2 ha.
Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.
Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan của Mỹ dự báo chỉ số USD Index có thể tăng thêm 7% trong vòng vài tháng tới. Trong khi đó, Barclays dự báo USD có thể ngang giá với đồng euro nếu ông Donald Trump thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ để bảo vệ thị trường Mỹ.
Đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An qua châu Âu vừa ký kết 2 thỏa thuận về đầu tư dự án mới trị giá hơn 80 triệu USD.
Nhiều doanh nghiệp lớn như PV GAS, tổ hợp hóa dầu Bình Sơn, Thế Giới Di Động... đang gửi hàng chục nghìn tỷ đồng vào ngân hàng. Danh sách cũng bao gồm những công ty khác như Hòa Phát, Vinamilk, Masan, Hóa chất Đức Giang...
Giá Bitcoin tăng đến 31% trong tháng 11 này trong bối cảnh thế giới còn nhiều bất ổn và giới đầu tư lẫn Tổng thống đắc cử Donald Trump của Mỹ dành nhiều quan tâm đến tiền điện tử, loại tài sản số mà IMF từng cảnh báo có thể đi kèm với nhiều rủi ro.
Nỗ lực cho quá trình chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trong nền kinh tế Việt Nam, cùng với các chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đã góp phần đưa Việt Nam trở thành thị trường đáng chú ý của Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC thuuộc Ngân hàng Thế giới.