Phiên giao dịch hôm qua (24/1), sàn HoSE có 167 mã tăng và 297 mã giảm, VN-Index giảm 4,53 điểm (-0,38%), xuống 1.172,97 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 733,19 triệu đơn vị, giá trị 15.507 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 89,13 triệu đơn vị, giá trị 2.159,64 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, chốt phiên giao dịch, sàn HNX có 65 mã tăng và 86 mã giảm, HNX-Index giảm 0,73 điểm (-0,32%), xuống 228,53 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 55,98 triệu đơn vị, giá trị 993,2 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 5,92 triệu đơn vị, giá trị 136,88 tỷ đồng.
Còn trên UPCoM, UPCoM-Index tăng 0,19 điểm (+0,22%) lên 87,64 điểm với 135 mã tăng và 97 mã giảm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 34,67 triệu đơn vị, giá trị 458 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 8,23 triệu đơn vị, giá trị 166,4 tỷ đồng.
Phiên giao dịch hôm nay (25/1), Chứng khoán Đông Á (DAS) đánh giá, VN-Index hiện giữ được xu hướng tăng trung hạn, tuy nhiên điều chỉnh ngắn hạn có thể kiểm định lại vùng hỗ trợ 1.160 điểm.
Chiến lược có thể áp dụng là tiếp tục giải ngân vào các cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt để đồng hành với xu hướng trung hạn của thị trường, quan tâm nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bất động sản dân cư, vật liệu xây dựng...
Chứng khoán BIDV (BSC) thì cho rằng, trong những phiên giao dịch tới, diễn biến của VN-Index phụ thuộc vào lực cầu bắt đáy tại vùng 1.165 - 1.170 điểm.
Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI) thì cho rằng sau phiên sụt giảm mạnh thanh khoản hôm qua, thì hôm nay thanh khoản có tăng cải thiện, nhưng vẫn ở mức thấp, nên tín hiệu bán tháo vẫn chưa được xác nhận.
Đây vẫn là nhịp điều chỉnh bình thường và chưa phá vỡ xu hướng tăng điểm đã thiết lập trong tuần trước. Nhịp chỉnh này có khả năng sẽ đẩy VN-Index về vùng hỗ trợ 1.165-1.169 điểm sau đó mới quay lại xu hướng tăng để test ngưỡng kháng cự mạnh 1.200-1.210 điểm.
Ở thời điểm hiện tại, CSI khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế việc mua mới và căn bán chốt lời khi VN-Index tiến tới ngưỡng kháng cự trên.
Còn theo Chứng khoán Vietcombank (VCBS), nhìn với góc độ kỹ thuật, VN-Index ghi nhận phiên giao dịch rung lắc điều chỉnh. Chỉ báo RSI và MACD ở khung đồ thị ngày đã hình thành đỉnh đầu tiên và tiếp tục hướng xuống cho thấy áp lực bán vẫn còn có thể gia tăng và ngưỡng hỗ trợ gần nhất của thị trường sẽ quanh khu vực 1.165 điểm.
Tuy nhiên, đường Senkou pan A và Senkou pan B vẫn đang hướng lên cho thấy thị trường vẫn đang nằm trong xu hướng tăng trung hạn và những nhịp điều chỉnh là cần thiết để VN-Index tiếp tục hướng lên các vùng điểm cao.
Các nhà đầu tư dài hạn có thể duy trì tỷ trọng cổ phiếu. Trong khi đó, đối với nhà đầu tư ngắn hạn, có thể cân nhắc chốt lời những cổ phiếu cho dấu hiệu không phá vỡ được kháng cự, đồng thời gia tăng tỷ trọng với những mã kiểm định vững vùng hỗ trợ và đang trong quá trình tích lũy trước nhịp tăng mới.
Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) khuyến nghị mua đối với cổ phiếu STB của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Giá hiện tại của STB là 30.750 đồng/cổ phiếu, giá mục tiêu 1 năm của cổ phiếu này là 45.500 đồng/cổ phiếu.
Quan điểm đầu tư của ACBS, triển vọng cổ phiếu STB năm nay là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi kỳ vọng sẽ phục hồi 15% sau khi các khoản tiền gửi lãi suất cao dần đáo hạn, giúp giảm chi phí vốn và cải thiện biên lãi ròng.
Lợi nhuận từ thu hồi nợ tồn đọng có thể tăng đột biến trong năm nay và năm 2025 sau khi Sacombank nhận được các thanh toán khoản nợ KCN Phong Phú (hơn 3.000 tỷ đồng mỗi năm) và thanh lý các tài sản bảo đảm khác.
Ước lợi nhuận trước thuế của STB năm nay khoảng 18.600 tỷ đồng, tăng 96% so với năm 2023.
Giá cổ phiếu STB đang được giao dịch ở mức không thực sự hấp dẫn với định giá P/E 7,7 lần và P/B 1,3 lần. Nhưng các hệ số định giá này sẽ giảm đi đáng kể từ năm nay khi ngân hàng không còn gánh nặng trích lập tài sản tồn đọng và thanh lý các tài sản bảo đảm khác…
Một cổ phiếu ngân hàng khác được chứng khoán ACBS khuyến nghị mua khả quan là TCB của Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank). Giá cổ phiếu TCB hiện là 35.250 đồng/cổ phiếu.
Quan điểm đầu tư của ACBS, chiến lược vốn của TCB là tận dụng nguồn vốn ngắn hạn giá rẻ với tỉ lệ tiền gửi không kỳ hạn CASA 33,6%, cùng với huy động vốn dài hạn từ nước ngoài để tối ưu hóa chi phí. Việc tối ưu hóa chi phí vốn và chi phí hoạt động giúp ngân hàng này đạt được khả năng sinh lời dẫn đầu hệ thống với tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA là 2,4%.
Cổ phiếu TCB đang được giao dịch ở mức định giá P/E 7,0 lần và định giá P/B 0,9 lần. Đây là mức định giá khá hấp dẫn với lợi nhuận của ngân hàng dự kiến sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2024.
Năm nay, triển vọng tăng trưởng tín dụng của Techcombank kỳ vọng đạt 17% và biên lãi ròng NIM tăng 0,22% so với năm ngoái nhờ chi phí vốn giảm mạnh. Thu nhập lãi thuần dự báo tăng 23,6% so với năm trước; lợi nhuận trước thuế dự báo đạt 27.500 tỷ đồng.
Giá mục tiêu 1 năm của cổ phiếu TCB là 42.000 đồng/cổ phiếu, dù có rủi ro là dư nợ tập trung lớn khoảng 70% vốn vào bất động sản trong bối cảnh thị trường này phục hồi chậm hơn dự kiến.
Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.
Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan của Mỹ dự báo chỉ số USD Index có thể tăng thêm 7% trong vòng vài tháng tới. Trong khi đó, Barclays dự báo USD có thể ngang giá với đồng euro nếu ông Donald Trump thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ để bảo vệ thị trường Mỹ.
Đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An qua châu Âu vừa ký kết 2 thỏa thuận về đầu tư dự án mới trị giá hơn 80 triệu USD.
Nhiều doanh nghiệp lớn như PV GAS, tổ hợp hóa dầu Bình Sơn, Thế Giới Di Động... đang gửi hàng chục nghìn tỷ đồng vào ngân hàng. Danh sách cũng bao gồm những công ty khác như Hòa Phát, Vinamilk, Masan, Hóa chất Đức Giang...
Giá Bitcoin tăng đến 31% trong tháng 11 này trong bối cảnh thế giới còn nhiều bất ổn và giới đầu tư lẫn Tổng thống đắc cử Donald Trump của Mỹ dành nhiều quan tâm đến tiền điện tử, loại tài sản số mà IMF từng cảnh báo có thể đi kèm với nhiều rủi ro.
Nỗ lực cho quá trình chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trong nền kinh tế Việt Nam, cùng với các chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đã góp phần đưa Việt Nam trở thành thị trường đáng chú ý của Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC thuuộc Ngân hàng Thế giới.