Thứ sáu, 04/10/2024

Ưu tiên chọn mua hàng Việt

26/06/2022 6:00 AM (GMT+7)

Theo Bộ Công Thương, đến nay hàng Việt đã chiếm tỉ lệ trên 90% trong các cơ sở phân phối của doanh nghiệp trong nước, tại các hệ thống siêu thị nước ngoài ở Việt Nam, tỉ lệ này chiếm từ 60 - 96%.


Hàng Việt được ưu tiên trong giỏ hàng hóa mua sắm - Ảnh 1.

Nông sản Bắc Giang bày bán tại siêu thị GO! Thái Nguyên. Ảnh: Khánh Vy/BNEWS

Bộ Công Thương cho biết, hàng Việt từ lâu đã len lỏi đến từng ngõ ngách, thôn, bản, làng xã và các gia đình người Việt. Từ sự thân quen, gần gũi đã trở thành niềm tin, không ít người tiêu dùng đã chọn hàng Việt Nam là số một trong giỏ hàng hóa mua sắm của cá nhân và gia đình.

 

Theo thống kê từ Bộ Công Thương, đến nay hàng Việt đã chiếm tỉ lệ trên 90% trong các cơ sở phân phối của doanh nghiệp trong nước, tại các hệ thống siêu thị nước ngoài ở Việt Nam, tỉ lệ này chiếm từ 60 - 96%.

 

 
Cùng đó, tại kênh bán lẻ truyền thống, tỷ lệ hàng Việt tại chợ, cửa hàng tiện lợi chiếm từ 60% trở lên. Đặc biệt, kể từ sau dịch COVID-19 đến nay đã có 76% người tiêu dùng Việt Nam chuộng hàng nội địa, nhất là những sản phẩm đã có thương hiệu, bảo đảm chất lượng và tốt cho sức khỏe.

 

Nhận định xung quanh vấn đề này, bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương khẳng định, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã làm thay đổi nhận thức của doanh nghiệp cung ứng cũng như người tiêu dùng về hàng xuất xứ trong nước.

 

Hơn nữa, hàng Việt ngày càng chiếm được niềm tin của khách hàng do có nguồn gốc, nhãn hiệu rõ ràng và chất lượng không kém hàng ngoại.

 

Đáng lưu ý, trong bối cảnh dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa cũng ưu tiên hàng trong nước, việc vận động ủng hộ hàng cứu trợ những nơi bị phong tỏa, cách ly cũng được sử dụng hàng Việt, với mong muốn hỗ trợ cộng đồng các doanh nghiệp, đồng thời gắn trách nhiệm của đơn vị sản xuất với sức khỏe người tiêu dùng.

 

Không những thế, việc giúp đỡ tiêu thụ hàng hóa, nhất là nông sản của địa phương lan tỏa rộng khắp khiến người tiêu dùng quan tâm sử dụng hàng Việt nhiều hơn.

 

Nam Định là một trong những tỉnh luôn tích cực đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, hàng hóa chất lượng.

 

Chính vì vậy, hàng Việt Nam đã và đang ngày càng được người tiêu dùng tỉnh Nam Định ưa chuộng; đồng thời chinh phục hiệu quả người tiêu dùng các địa phương khác và cả thị trường xuất khẩu.

 

Không chỉ người tiêu dùng tại địa bàn tỉnh Nam Định nâng cao nhận thức trong việc ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam mà doanh nghiệp cũng chú trọng sản xuất sản phẩm chất lượng để phục vụ người tiêu dùng, cung cấp tới nông dân các sản phẩm Việt có thương hiệu, uy tín.

 

Nhiều sản phẩm nông sản của tỉnh đã có thị phần đáng kể trên thị trường trong và ngoài nước như gạo sạch Toản Xuân, ngao sạch Lenger, chả cá Hùng Vương, nước mắm Ninh Cơ, giò 7 phút Nam Phát, sứa Tân Long, nông sản sấy Minh Dương, thịt Minh Long, rau sạch Ngọc Anh…

 

Ngoài ra, Sở Công Thương Nam Định đã khai trương điểm bán hàng Việt Nam cố định tại số 497 Trần Hưng Đạo, thành phố Nam Định. Đây là một trong những kênh quan trọng trong việc phân phối, đưa hàng Việt trực tiếp đến người tiêu dùng, phát triển thị trường trong nước với hệ thống phân phối hàng Việt Nam cố định và bền vững.

 

Theo Sở Công Thương Đắk Nông, sau hơn 10 năm triển khai Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, nhiều chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi và khu vực biên giới” trên địa bàn tỉnh đã đạt hiệu quả cao, giúp người tiêu dùng tiếp cận nhiều hơn với hàng hoá trong nước cũng như tạo đầu ra cho doanh nghiệp.

 

Cùng đó, Sở Công Thương Đắk Nông cũng phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng các mô hình thí điểm điểm bán hàng Việt với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”. Sở Công Thương Đắk Nông, toàn tỉnh hiện có 4 mô hình “Tự hào hàng Việt” tại các huyện Đắk R’lấp, Krông Nô, Tuy Đức và Đắk Mil.

 

Đây là những mô hình thí điểm về bán hàng Việt Nam do ngành Công Thương phối hợp với các cơ sở kinh doanh trên địa bàn triển khai thực hiện. Tại đây có hơn 90% là các sản phẩm hàng hóa được sản xuất trong nước.

 

Việc xây dựng các mô hình này không chỉ giúp đưa hàng Việt đến gần hơn với người tiêu dùng ở vùng sâu, vùng xa, mà còn góp phần thực hiện tốt Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động. Phần lớn các mô hình đều đang phát huy hiệu quả và thu hút dông đảo người dân tới mua sắm.

 

Theo Ban chỉ đạo Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, nhờ các hoạt động kể trên, sức mua của người tiêu dùng đối với hàng Việt ngày càng tăng cao và có tới 89% người tiêu dùng tự xác định khi mua hàng hóa sẽ ưu tiên dùng hàng Việt Nam; 75% người tiêu dùng khuyên người thân trong gia đình, bạn bè nên mua hàng Việt; tỷ trọng hàng Việt tại các chợ chiếm trên 70%...

 

Riêng với địa bàn Hà Nội, qua khảo sát một số siêu thị như Co.opmart, Vinmart, Hapro… cho thấy, hàng Việt đang chiếm tỷ lệ áp đảo với 90 - 95%. Còn tại hệ thống siêu thị của doanh nghiệp nước ngoài như AEON, Mega Market, Big C, hàng Việt Nam cũng chiếm tỷ lệ từ 60 - 96%.

 

Ngoài ra, tại kênh phân phối là các chợ, các cửa hàng tiện lợi, tỷ lệ hàng Việt Nam cũng từ 60% trở lên. Điều này đã cho thấy, nhận thức của người tiêu dùng đã thay đổi, không chỉ là sự vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” mà hiện tại, hàng Việt Nam đã trở thành lựa chọn không thể thiếu của người tiêu dùng Việt.

 

Để chương trình Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt được lan tỏa sâu rộng và hiệu quả hơn nữa, theo bà Lê Việt Nga, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại và ứng dụng thương mại điện tử trong các hoạt động mua sắm hàng Việt Nam theo hình thức phù hợp với tình hình mới.

 

Mặt khác, Bộ sẽ tổ chức thực hiện Chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên quy mô toàn quốc với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam” năm 2022.

 

Điều này nhằm nâng cao vị thế của hàng Việt Nam, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh cho các sản phẩm Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới để phục vụ người tiêu dùng Việt Nam, hướng tới đưa hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam và tự hào sử dụng hàng Việt Nam.
Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Làm rõ việc đầu tư Cảng hàng không Côn Đảo theo hình thức PPP

Làm rõ việc đầu tư Cảng hàng không Côn Đảo theo hình thức PPP

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu báo cáo rõ việc nghiên cứu, triển khai phương án đầu tư Cảng hàng không Côn Đảo.

Gần cuối năm, buôn lậu qua biên giới diễn biến phức tạp

Gần cuối năm, buôn lậu qua biên giới diễn biến phức tạp

Tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong tháng 9/2024 tiếp tục diễn biến phức tạp, gia tăng các vụ việc vi phạm có dấu hiệu hình sự.

Xử lý dứt điểm các dự án bất động sản, nhà ở xã hội vướng mắc pháp lý

Xử lý dứt điểm các dự án bất động sản, nhà ở xã hội vướng mắc pháp lý

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị khẩn trương xử lý dứt điểm các các dự án bất động sản, nhà ở xã hội gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do quá trình triển khai thực hiện kéo dài, pháp luật qua các thời kỳ có nhiều thay đổi.

9 tháng, TP.HCM chỉ giải ngân được 20% vốn đầu tư công

9 tháng, TP.HCM chỉ giải ngân được 20% vốn đầu tư công

Tính đến thời điểm này, tỷ lệ giải ngân đầu tư công của TP.HCM chỉ ở mức gần 20%. Thành phố đang tập trung giải quyết những vướng mắc để đạt kết quả, ít nhất là 95% kế hoạch vốn được giao

TP.HCM có thể lạnh dưới 20 độ cuối năm nay

TP.HCM có thể lạnh dưới 20 độ cuối năm nay

Không khí lạnh tăng cường khiến nhiệt độ tại TP.HCM có thể lạnh dưới 20 độ C trong nửa cuối tháng 12 năm nay.

Giá dầu tăng khi các cuộc tấn công leo thang ở Trung Đông

Giá dầu tăng khi các cuộc tấn công leo thang ở Trung Đông

Giá dầu tăng vào ngày 2/10 do lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể biến thành một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn và làm gián đoạn nguồn cung dầu từ Iran.