Thị trường Chứng khoán trong phiên giao dịch hôm nay (11/9) với diễn biến tích cực đầu phiên nhưng lực bán gia tăng cuối phiên khiến thị trường đảo chiều giảm sâu. VN-Index từng có lúc tăng gần 11 điểm trong phiên sáng nhưng giảm dần xuống dưới tham chiếu từ đầu phiên chiều.
Cụ thể, áp lực bán liên tục xuất hiện và gia tăng mạnh khiến VN-Index liên tục lùi sâu trái ngược với kỳ vọng thị trường sẽ giao dịch đầy lạc quan sau sự kiện Tổng thống Mỹ sang thăm Việt Nam của nhiều nhà đầu tư.
Cụ thể, VN-Index lao dốc kể từ 14h và kết phiên giảm 17,85 điểm (-1,44%) xuống còn 1.223,63 điểm.
Độ rộng thị trường nghiêng về sắc đỏ với 446 mã giảm (10 mã sàn), 39 mã đứng giá và 85 mã tăng (4 tăng trần) trên sàn HOSE. Diễn biến tại HNX và UPCoM cũng tương tự, khi giảm lần lượt 4,9 điểm về 251,3 điểm và giảm 1,3 điểm và 93,5 điểm.
Bộ đôi VHM và VCB trở thành "tội đồ" lớn nhất khiến VN-Index đánh rơi tổng cộng hơn 3 điểm trong phiên đầu tuần. Cụ thể, VHM giảm tới 2,8% về mức giá 52.500 đồng/cổ phiếu, khiến VN-Index giảm hơn hơn 1,6 điểm; trong khi VCB mất hơn 1% xuống 88.500 đồng/cp và khiến VN-Index giảm gần 1,4 điểm.
Ngoài ra, các mã bluechip khác như HPG (-2,6%), GVR (-4,2%), MSN (-2,7%) giảm cũng kéo lùi gần 6 điểm kéo lùi chỉ số. Cụ thể, HPG điều chỉnh tới 2,6%, về mức 28.000 đồng/cp thì GVR giảm mạnh nhất nhóm VN30 với 4,2%.
Ở nhóm bất động sản, hàng loạt mã giảm trên 3%. Trong đó, rớt giá sâu nhất kể đến như L14 giảm 7,1%; NVL, HTN, DXS, HPX giảm sàn (-7%); DXG giảm 6,2%; DPG, DIG giảm trên 5%;...
Ngược lại ở chiều tăng, lực hỗ trợ yếu ớt được dẫn đầu bởi SAB tăng 4,3% lên mức 167.500 đồng/CP đã trở thành "công thần" lớn nhất giúp VN-Index tăng 1,1 điểm. Hai mã nhà băng là OCB và VPB cũng xuất sắc đi ngược xu hướng điều chỉnh và giúp thị trường chung bớt phần ảm đạm.
Thanh khoản thị trường trong phiên hôm nay tăng đột biến. Cụ thể, khối lượng giao dịch của VN-Index đạt gần 1,4 tỷ cổ phiếu, tương đương giá trị 32,1 ngàn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận khối lượng giao dịch đạt hơn 134 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị 2,7 ngàn tỷ đồng.
Về giao dịch khối ngoại, nhóm này phiên hôm nay mua 926 tỷ đồng và bán ra 1.940 tỷ đồng trên HoSE, tương ứng với bán ròng hơn 1.000 tỷ đồng phiên 11/9, toàn bộ thông qua phương thức khớp lệnh.
Tại báo cáo mới nhất về dự báo kinh tế Việt Nam quý IV, các chuyên gia của Ngân hàng UOB cho biết, quỹ đạo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn đi đúng hướng.
Hiện nay, Việt Nam đứng thứ hai thế giới về tỷ lệ người dân sở hữu tài sản số, với khoảng 20 triệu người sở hữu tài sản số. Hàng năm có khoảng 120 tỷ USD là tiền mã hóa được chuyển vào Việt Nam nhưng lĩnh vực này chưa có luật điều chỉnh.
Các chuyên gia cho biết có nhiều yếu tố sẽ thúc đẩy đồng USD bật tăng trong những tháng cuối năm và VND chịu sức ép. Tuy nhiên, việc thặng dư thương mại của Việt Nam ở mức cao, vốn FDI thực hiện tăng 8,8% và dòng kiều hối dồi dào vào cuối năm được kỳ vọng sẽ phần nào hỗ trợ cho đồng VND.
Bỗng dưng nhận được thông báo phí SMS Banking tăng gấp nhiều lần, không ít người đã quyết định hủy dịch vụ, chuyển sang lựa chọn miễn phí
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 122/CĐ-TTg ngày 27/11/2024 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024.
Chỉ số S&P 500 và chỉ số Dow Jones trên thị trường chứng khoán Mỹ đạt mức cao kỷ lục mới trong ngày 26/11 ở Mỹ, đi ngược với diễn biến giảm điểm trong chứng khoán châu Âu.