Trong giai đoạn bất động sản tăng trưởng nóng, "sốt đất" ở khắp mọi nơi, nhiều người đã mạnh tay vay vốn để xuống tiền "lướt sóng" đất nền với phương châm đánh nhanh thắng nhanh.
Tuy nhiên, từ cuối năm 2022 đến nay, nhiều nhà đầu tư đã vỡ mộng khi ôm đất nền vùng ven. Tình trạng hiện nay của nhiều nhà đầu tư là chôn vốn, gồng mình trả lãi, trong khi giá đất nền trong xu hướng xuống giá.
Anh Quý - một nhà đầu tư bất động sản lâu năm tại TP.HCM chia sẻ đầu năm 2022, vợ chồng anh đầu tư lướt sóng đất ở Củ Chi, Hóc Môn. Hầu như miếng nào cũng mua đi bán lại trong vòng 2-3 tháng là đã có lời. Tuy nhiên, giữ năm 2022 thị trường bắt đầu đón nhận những thông tin bất lợi nhưng anh Quý vẫn trên đà tiếp tục mua đất vì cho rằng đất nền là kênh đầu tư an toàn. Để mua được đất đẹp, nhà đầu tư này còn "mạnh tay" vay ngân hàng nhiều tỷ đồng với kỳ vọng sẽ bán được hàng nhanh, đáo hạn các khoản nợ sớm.
Tuy khi những tin xấu liên tục xuất hiện đã khiến thị trường rơi vào trạng thái trầm lắng. Anh Quý cho biết gần 3 tháng qua anh không bán được mảnh đất nào. Thêm vào đó, hết hạn hưởng lãi suất ưu đãi của ngân hàng, mức lãi suất đã nâng lên hơn 10% khiến anh "choáng váng".
"Tôi đã chấp nhận bán đất bằng giá gốc, một số mảnh còn chấp nhận cắt lỗ 5-10% tuy nhiên vẫn không tìm được khách. Tôi chỉ mong muốn có thể thu tiền về để trả khoản vay của ngân hàng", nhà đầu tư này chia sẻ.
Cùng hoàn cảnh trên, chị Bích Nga (50 tuổi, ngụ TP.Thủ Đức) cho hay mình là một nhà đầu tư, đi mua đất mua đi bán lại kiếm lời nhưng bây giờ thị trường chung đi xuống, nhiều doanh nghiệp lớn còn điêu đứng. Tâm lý nhà đầu tư bây giờ chỉ muốn ôm tiền mặt nên rất khó bán đất. Thời điểm trước lúc thị trường còn tốt, tôi đăng bài bán đất thì rất nhiều người gọi để gọi giá, đặt cọc mua. Còn hiện tại thì bài tôi đăng lên cũng chẳng thấy ai gọi, lúc mình muốn bán thì không ai mua.
Theo ghi nhận từ cuối năm 2021 đất tại các khu vực như Củ Chi, Hóc Môn, hoặc khu vực quận 9 cũ (nay là TP.Thủ Đức) luôn là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư. Đặc biệt, tại Củ Chi và Hóc Môn, nhiều nhà đầu tư đã mạnh tay vay vốn để xuống tiền "lướt sóng" đất nền với phương châm "đánh nhanh, thắng nhanh". Thế nhưng đến giữa năm 2022, họ đã vỡ mộng khi thị trường đất nền đột ngột "lạnh".
Theo báo cáo của Batdongsan.com.vn, trong tháng 12/2022, lượng tin rao bán bất động sản tại thị trường TP.HCM đã tăng 30% so với cùng kỳ năm 2021. Phần lớn các sản phẩm bất động sản cần sang nhượng trong thời điểm này đến từ thị trường thứ cấp, là các dự án đã và đang trong quá trình triển khai được nhà đầu tư mua đi bán lại.
Ông Trần Khánh Quang - Tổng Giám đốc Công ty Việt An Hòa - nhận định, năm 2022 khép lại trong không khí trầm lắng, càng gần về cuối năm thị trường xuất hiện nhiều thông tin cắt lỗ, giảm giá.
Theo chuyên gia, những khó khăn của thị trường bất động sản chắc chắn không thể giải quyết trong ngắn hạn. Vì vậy, nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ việc tiếp tục rót tiền vào sản phẩm nào, thậm chí những nhà đầu tư không nên cố gồng giữ tài sản chờ lên giá. Nếu quá nhiều rủi ro, lời khuyên là nên mạnh dạn "cắt lỗ".
Có một thực tế là sau khi hết thời gian ân hạn, nhiều nhà đầu tư đang phải trả lãi suất vay ngân hàng lên tới 12-14%/năm, gây nên những áp lực rất lớn, không ít trường hợp phải đi vay ngoài để trả lãi, cực kỳ nguy hiểm. Để thoát được hàng, không còn cách nào khác là giá phải giảm về mức "chấp nhận được".
Ông Phạm Anh Khôi - Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính – Bất động sản Dat Xanh Services nhận định, nửa cuối năm 2022, thị trường bất động sản không duy trì được đà tăng trưởng kỳ vọng.
"Thị trường chuyển biến không tích cực khiến cho khách hàng mua bất động sản gặp khó, không tiếp cận được vốn vay. Khách hàng đã sử dụng đòn bẩy tài chính để mua bất động sản thì khó lại càng chồng thêm khó khi lãi suất cho vay tăng sốc, xuất hiện tâm lý thận trọng, chờ bắt đáy với các quyết định mua bất động sản", ông Khôi chia sẻ.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc