Thứ ba, 07/05/2024

Xe Hàn liệu có còn thất thế trước xe Nhật?

15/12/2023 7:22 AM (GMT+7)

Chỉ còn một tháng nữa, thị trường ôtô đầy biến động của năm 2023 tại Việt Nam sẽ khép lại, hé lộ hồi kết cho cuộc chiến doanh số Nhật - Hàn.

Xe Hàn liệu có còn thất thế trước xe Nhật? - Ảnh 1.

Xe Nhật dẫn đầu về lượng tiêu thụ tại thị trường Việt Nam. Ảnh: Vĩnh Phúc.

Với tổng số 44 mẫu xe du lịch phổ thông các loại đang được phân phối chính thức, có thể ví von rằng thị trường ôtô Việt Nam đang bị xâm chiếm bởi các thương hiệu ôtô đến từ Nhật Bản.

Nếu xét về số lượng, cán cân rõ ràng đang nghiêng hẳn về nhóm ôtô đến từ xứ Phù Tang, bởi 19 mẫu ôtô du lịch của 2 thương hiệu Hyundai và Kia đến từ Hàn Quốc rõ ràng không thể so bì với mức độ đa dạng mà Toyota, Honda, Mazda, Mitsubishi, Suzuki và Isuzu mang lại.

Tuy vậy, ôtô Hàn Quốc liệu có đang thực sự thất thế ở thị trường Việt Nam?

Người Việt mua nhiều xe Nhật

Trong toàn bộ ôtô du lịch phổ thông đang kinh doanh tại Việt Nam được thống kê cụ thể doanh số hàng tháng, nhóm xe thương hiệu Nhật Bản đang hợp thành tổng lượng tiêu thụ 130.213 xe tính từ đầu năm. Trong số này, Mitsubishi Xpander (16.931 xe) và Mazda CX-5 (14.758 xe) đang là 2 cái tên tạm thời dẫn đầu toàn thị trường Việt Nam về lượng tiêu thụ trước khi tháng 12 khép lại một năm 2023 đầy biến động.

Trong khi đó, nhóm 19 xe thương hiệu Hàn Quốc ghi nhận tổng doanh số 83.810 xe, với cái tên được ưa chuộng nhất đang là Hyundai Accent khi đã có 14.700 xe giao thành công đến tay khách hàng Việt sau 11 tháng.

Dù gần như chắc chắn phải nhìn ngôi vương doanh số 2023 rơi vào tay Mitsubishi Xpander, mẫu sedan hạng B của Hyundai đã xem như tạm hài lòng khi có màn trả thù đầy ngọt ngào, vượt qua sức bán của đối thủ truyền kiếp Toyota Vios nếu tính riêng trong phân khúc.

Khi xem xét top 10 ôtô bán chạy nhất thị trường Việt Nam từ đầu năm, dễ nhận thấy sự áp đảo của ôtô thương hiệu Nhật Bản khi có đến 5 mẫu xe góp mặt. Phần còn lại của nhóm này bao gồm 3 mẫu xe thương hiệu Hàn Quốc, cùng với “vua bán tải” Ford Ranger và sự góp mặt khá bất ngờ của Ford Everest.

Dù vậy, nếu nhìn vào danh sách 20 mẫu xe được người Việt ưa chuộng nhất trong 11 tháng đầu năm, cán cân dường như đã tiến gần hơn đến sự cân bằng giữa xe Nhật và xe Hàn, bất kể xét về số lượng mẫu xe hay tính tổng doanh số.

Cụ thể, danh sách 20 mẫu xe có doanh số tốt nhất thị trường Việt Nam tính từ đầu năm ghi nhận sự xuất hiện của 8 ôtô thương hiệu Hàn Quốc cùng 9 đại diện đến từ Nhật Bản, bên cạnh 3 mẫu xe của Ford bao gồm Ford Ranger, Ford Everest và Ford Territory. Nhóm ôtô Hàn Quốc trong danh sách này ghi nhận tổng doanh số 64.074 xe, còn ôtô Nhật Bản đạt tổng lượng tiêu thụ 83.328 xe sau 11 tháng đầu năm.

Lượng nhiều, “chất” chưa tương xứng

Với 44 mẫu xe khác nhau ở thị trường ôtô Việt Nam, trải dài ở nhiều phân khúc cùng với khoảng giá tương đối rộng, người tiêu dùng Việt Nam có thể dễ dàng lựa chọn từ một trong các thương hiệu Nhật Bản.

Đó có thể là những mẫu xe cỡ nhỏ hoặc MPV, sedan, SUV, hay thậm chí là “xe chủ tịch” như Toyota Land Cruiser hay “chuyên cơ mặt đất” Toyota Alphard.

cuoc dua Nhat Han anh 1
cuoc dua Nhat Han anh 1
cuoc dua Nhat Han anh 2
cuoc dua Nhat Han anh 2

Xe Nhật khá đa dạng về số lượng, trải dài ở nhiều phân khúc với khoảng giá tương đối rộng. Ảnh: TMV, Bối Hạ.

Dù vậy, việc phân khúc trải khá rộng có thể là nguyên nhân khiến doanh số của các mẫu xe Nhật Bản nhìn chung chưa có sự đồng đều.

Nếu người yêu thích xe Nhật có thể tự hào khi Mitsubishi Xpander đang là cái tên dẫn đầu toàn thị trường Việt Nam với lượng tiêu thụ gần 17.000 xe, tương đương gần 1.540 xe/tháng; thì cũng "lắc đầu" khi top 10 ôtô bán chậm nhất toàn thị trường lại ghi nhận đến 9 cái tên Nhật Bản.

Lưu ý, danh sách 10 xe bán chậm nhất Việt Nam tính đến hết tháng 11 dưới đây không bao gồm Suzuki Ertiga (gần như đã bị thay thế bởi Suzuki Ertiga Hybrid) hay Suzuki Jimny, Hyundai Palisade và Toyota Innova Cross do chỉ vừa mở bán.

Xét một cách tổng quan, với tổng doanh số 130.213 xe tính từ đầu năm nhưng có đến 44 cái tên khác nhau trên thị trường, lượng tiêu thụ trung bình của ôtô Nhật Bản tại Việt Nam tương đương gần 2.960 xe/mẫu xe sau 11 tháng. Trong khi đó, số liệu này của nhóm xe thương hiệu Hàn Quốc là hơn 4.411 xe/mẫu xe và ở ôtô du lịch của Ford là 7.472 xe/mẫu xe.

Như vậy ở một góc độ nào đó, có thể xem ôtô Nhật Bản đang rất mạnh về lượng, nhưng “chất” thì dường như chưa thể tương xứng khi đặt cạnh nhóm xe thương hiệu Hàn Quốc.

Những cuộc đua hấp dẫn

Thường được biết đến như là cái tên hấp dẫn hàng đầu trong phân khúc SUV hạng C, Mazda CX-5 bất ngờ tỏa sáng rực rỡ trong giai đoạn cuối năm nhờ động thái điều chỉnh giá xe sau nâng cấp do Thaco thực hiện.

Khoảng giảm giá 90 triệu đồng so với phiên bản cũ khiến Mazda CX-5 tăng vọt doanh số, vượt qua Hyundai Accent để tạm thời đang là cái tên xếp nhì toàn thị trường ôtô Việt Nam về lượng tiêu thụ.

Xe Hàn liệu có còn thất thế trước xe Nhật? - Ảnh 3.

Mazda CX-5 đã dẫn đầu thị trường trong 4 tháng gần nhất nhờ giá bán hấp dẫn. Ảnh: Bối Hạ.

Những biến chuyển gần đây của thị trường ôtô Việt Nam cũng cho thấy xu hướng mua sắm của khách hàng trong nước đang hướng đến các dòng xe có không gian tối ưu, đồng thời sở hữu mức giá dễ tiếp cận hơn. Cụ thể, sedan cỡ nhỏ bao gồm Hyundai Accent hay Toyota Vios đã không còn ngự trị ở đỉnh bảng thống kê doanh số, trong khi MPV và SUV đô thị lại ghi nhận sức mua tương đối tốt.

Hay như trường hợp của tân binh Toyota Yaris Cross, đây là mẫu xe mới ra mắt duy nhất sở hữu màn thể hiện tương đối tốt với doanh số gần 1.100 xe trong kỳ báo cáo tháng 11.

Thành tích này đưa tân binh trong phân khúc SUV cỡ B lọt top 10 ôtô được ưa chuộng nhất tháng, bỏ xa người anh em Toyota Corolla Cross với doanh số trung bình chỉ 300 xe/tháng trong 3 tháng gần đây, đồng thời cho thấy khả năng trở thành kẻ thách thức thật sự đối với Hyundai Creta trong tương lai.

Xe Hàn liệu có còn thất thế trước xe Nhật? - Ảnh 4.

Hyundai Creta có thể sẽ phải đối mặt với kẻ thách thức mới mang tên Toyota Yaris Cross trong phân khúc SUV đô thị. Ảnh: Hyundai Thành Công.

Nhiều khả năng, cuộc đua Hàn – Nhật trong phần đông phân khúc tại thị trường ôtô Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục duy trì thế cục ổn định như những gì đã và đang diễn ra.

Những biến động, nếu có, nhiều khả năng sẽ chỉ xuất hiện một khi các hãng xe tung ra những điều chỉnh về ngoại hình, trang bị hay giá bán. Các yếu tố này sẽ khiến xu hướng mua sắm của người dùng thay đổi, từ đó dẫn đến những màn soán ngôi trong từng phân khúc hoặc thay đổi trật tự cuộc đua Hàn - Nhật vốn chưa bao giờ hết nóng ở thị trường ôtô Việt Nam.

Về phía người dùng, hơn 60 mẫu xe với đa dạng từ kiểu dáng, giá cả tới trang bị và khả năng vận hành là con số đủ lớn để khách hàng khó tính nhất vẫn có thể chọn được mẫu xe ưng ý. Ở thời điểm mà hầu hết mẫu xe đua nhau ưu đãi và khuyến mại, mua xe Nhật hay xe Hàn thì người dùng đều đang hưởng lợi.

Theo Znews

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Phân bón Cà Mau: Đón nhận nhiều tình cảm từ chương trình “Tham quan nhà máy - Gặt hái mùa vàng”

Phân bón Cà Mau: Đón nhận nhiều tình cảm từ chương trình “Tham quan nhà máy - Gặt hái mùa vàng”

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) đã một lần nữa khẳng định vị thế của một doanh nghiệp lớn trong ngành và tạo ra ấn tượng sâu sắc với gần 1.700 nông dân và đại lý từ khắp cả nước thông qua giai đoạn 1 chương trình “Tham quan nhà máy - Gặt hái mùa vàng 2024".

Trung tâm Y học Thể thao Vinmec được công nhận xuất sắc theo chuẩn châu Á

Trung tâm Y học Thể thao Vinmec được công nhận xuất sắc theo chuẩn châu Á

Ngày 6/5, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City chính thức được công nhận là Trung tâm y học thể thao xuất sắc theo chuẩn của Liên đoàn Bóng đá Châu Á (AFC).

'Chuyến bay ma' khiến một hãng hàng không mất 79 triệu USD

'Chuyến bay ma' khiến một hãng hàng không mất 79 triệu USD

Qantas Airways, hãng hàng không quốc gia Úc, đã đồng ý chi ra 120 triệu đô-la Úc (79 triệu USD) để giải quyết cho hành vi lừa dối khách hàng vì đã bán hàng ngàn vé cho "các chuyến bay ma".

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.

Kiến nghị mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây lên 10 làn xe

Kiến nghị mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây lên 10 làn xe

Ngày 6/5, UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, tỉnh vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ đề nghị lựa chọn phương án mở rộng dự án cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành (thuộc cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây) với quy mô 10 làn xe.

Cadillac "quay xe" với kế hoạch sản xuất xe thuần điện

Cadillac "quay xe" với kế hoạch sản xuất xe thuần điện

Cadillac, thương hiệu xe sang tiêu biểu cho ngành ô tô Mỹ, đang cài số lùi cho kế hoạch phát triển xe thuần điện vì sẽ kéo dài thời gian cho xe lai hybrid giữa động cơ đốt trong và điện.