Liên quan đến nhiều tài sản công hoang phí, chất vấn Bộ trưởng Tài chính, đại biểu Nguyễn Tạo (Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng), cho rằng cử tri lo lắng về tình trạng lãng phí và tiêu cực trong quản lý và sử dụng tài sản công.
Những bất cập, lỗ hổng pháp lý Bộ trưởng đã nói ra nhưng thời gian qua xảy ra nhiều vụ việc liên quan quản lý nhà đất, công sản ở đô thị. Từ đó cho thấy thước đo, niềm tin của người dân "là quản lý tài sản công rất có vấn đề".
Bộ trưởng nói sẽ điều chỉnh cơ chế chính sách "nhưng tôi băn khoăn là làm chậm quá, mà chậm thì sẽ còn nhiều tiêu cực, lãng phí phát sinh", ông Tạo nói và yêu cầu qua kiểm toán phải làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị.
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc nói rằng việc quản lý tài sản công là của nhiều ngành, nhiều cấp. Trách nhiệm thuộc về người trực tiếp quản lý tài sản công.
"Như quản lý ôtô, nhà thuộc trách nhiệm từng đơn vị thì khi hỏng các đơn vị phải chịu trách nhiệm. Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng tài sản công. Vấn đề là cần nâng cao trách nhiệm quản lý tài sản công".
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: khẳng định, đa số tài sản công sau khi sắp xếp các đơn vị cấp huyện, cấp tỉnh thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân các tỉnh.
"Hiện đã xử lý được khoảng 90% tài sản công, còn 10% với gần 1.000 tài sản công chưa được xử lý, trong đó có khoảng 500 tài sản công đang bị bỏ không, gây lãng phí", ông Phớc nêu.
Theo ông Phớc: Khi chuyển tài sản công cho các cơ quan, đơn vị ở nhiều địa bàn khác nhau không có nhu cầu; hơn nữa, khi muốn định giá để bán tài sản công, cũng khó thì được cơ quan định giá.
Ngoài ra, để chuyển tài sản công sang mục đích khác để tổ chức đánh giá, những cái trụ sở này được phê duyệt lại về quy hoạch sử dụng đất và phải chuyển mục đích sử dụng đất cũng phải chuyển đích sử dụng đất và phải điều chỉnh lại quy hoạch, phải làm một loạt các thủ tục khác.
Giữa tháng 9 vừa qua, Bộ Tài chính đã hướng dẫn và có văn bản đôn đốc đồng thời sẽ làm việc với các đơn vị liên quan để hướng dẫn thêm, xử lý các tài sản công này, đảm bảo đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả.
Tiếp tục phiên chất vấn sáng nay 6/11, Đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Bà Rịa - Vũng Tàu) về việc bắt buộc mua bảo hiểm đối với người sử dụng ô tô, xe máy là chưa mang lại lợi ích thiết thực, thủ tục rườm rà, khó khăn và yêu cầu có giải pháp khắc phục, Bộ trưởng Bộ Tài chính lên tiếng.
Tại hội trường Quốc hội, Đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Bà Rịa Vũng Tàu) cho biết, cử tri đã nhiều lần phản ánh việc mua bảo hiểm bắt buộc, trách nhiệm dân sự đối với ô tô, xe máy chưa mang lại lợi ích thiết thực vì thủ tục bồi thường quá nhiều khó khăn và vô cùng phức tạp. Việc mua bảo hiểm loại này chủ yếu là để tránh cho cơ quan chức năng không xử phạt khi điều khiển các phương tiện lưu thông trên đường.
Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết sẽ có giải pháp gì để bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với ô tô, xe máy thực sự phát huy được ý nghĩa và mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của người dân?
Đại biểu đề nghị Bộ Tài chính cho biết quan điểm về ý kiến của cử tri về việc không bắt buộc người đi xe máy, ô tô mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự mà để cho họ tự nguyện mua loại bảo hiểm này khi có nhu cầu?
Trả lời nội dung này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định: Tại quy định Luật Giao thông Vận tải và Luật Bảo hiểm, bắt buộc trách nhiệm dân sự là quy định của Luật.
Ông Phớc cho rằng, sở dĩ duy trì bảo hiểm bắt buộc đối với xe máy là tỷ lệ tai nạn liên quan đến xe máy chiếm 64%. Từ năm 2021 đến tháng 9/2023, cơ quan bảo hiểm cho biết đã tri trả bảo hiểm hơn 2.300 tỷ đồng, điều đó bảo vệ người sử dụng xe máy và đa số người nghèo.
Nếu bị tai nạn được chi trả tối đa 150 triệu đồng. Xe bị tai nạn được chi trả 50 triệu.
Tuy nhiên, làm thế nào thuận lợi, Bộ trưởng Tài chinh cho biết, hiện Nghị định 67, quy định cơ quan bảo hiểm phải tri trả cho người được bảo hiểm do liên quan đến tai nạn là 3 ngày.
Nếu người tham gia giao thông bị ảnh hưởng tai nạn đến tính mạng, chỉ cần biên bản của cơ quan công an, còn đối với tai nạn không ảnh hưởng tính mạng, chỉ cần hoá đơn mua bảo hiểm để được tiền bảo hiểm.
Nếu khó tìm mua gạo ST25 Ông Cua chính hiệu, bánh pía đúng chuẩn vị Sóc Trăng và các đặc sản khác của tỉnh này thì đây là cơ hội dành cho người dân tại TP.HCM. Chương trình diễn ra tư nay đến cuối tuần, trong 5 ngày liên tục.
Dĩa cơm tấm tại 1 nhà hàng trên đường Tôn Thất Đạm (Quận 1, TP.HCM) do đầu bếp người Mỹ gốc Việt chuẩn bị có giá 100 USD, tương đương 2,5 triệu đồng. Nếu không đặt món trước, nhà hàng không có sẵn.
Theo Hội Chăn nuôi Việt Nam, để mức thuế VAT bằng 0% đối với các sản phẩm chăn nuôi sơ chế sẽ tạo động lực lớn khuyến khích phát triển hoạt động giết mổ tập trung, công nghiệp gia súc, gia cầm, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 8/10/2024 đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
Triển lãm tranh “Hà Nội: Sức sống và Niềm tin” đã khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội. Đây là chương trình nghệ thuật độc đáo, tổ chức nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày tiếp quản thủ đô Hà Nội (10/10/1954 – 10/10/2024).
Ông Nguyễn Quỳnh Thiện - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Tuần lễ Văn hóa - Du lịch gắn với Lễ hội Ok Om Bok tỉnh Trà Vinh năm 2024 vừa chủ trì cuộc họp thông qua dự thảo kế hoạch tổ chức Tuần lễ.