Volkswagen, tập đoàn ô tô lớn nhất của Đức, đang trải qua quá trình tái cơ cấu "đau đớn" nhất trong lịch sử 87 năm của Volkswagen do doanh số giảm ở thị trường Trung Quốc và châu Âu và các đối thủ Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ với giá bán xe rẻ hơn.
Trong khi đó, Tập đoàn Robert Bosch (thường được gọi là Bosch) của Đức mới ra thông báo sẽ giảm giờ làm và hạ lương của khoảng 10.000 tại quê nhà, cao hơn các mức cắt giảm vừa thông báo chỉ ít ngày, Reuters đưa tin hôm nay.
Ngày 22/11, Bosch cho biết sẽ giảm giờ làm của 450 nhân viên và cắt giảm 5.550 việc làm. Người phát ngôn không được nêu tên của Bosch nói các nhân viên của Bosch tại Đức, chủ yếu là những người có hợp đồng làm việc 38-40 giờ/tuần, sẽ bị giảm giờ làm xuống còn 35 giờ/tuần.
Hiện nay, Volkswagen đang vướng vào những tranh cãi gay gắt giữa lãnh đạo tập đoàn và công nhân về kế hoạch đóng cửa các nhà máy ở Đức kèm theo nguy cơ sẽ sa thải hàng ngàn nhân viên trong quá trình tái cơ cấu bắt buộc.
Tại Trung Quốc, Volkswagen kém cạnh tranh với các công ty xe điện Trung Quốc, nhất là "đại gia" BYD, tập đoàn đang tăng cường sức cạnh tranh và kinh doanh ở nhiều thị trường toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
"Ông lớn" ngành ô tô Mercedes-Benz của Đức cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn tại thị trường Trung Quốc do khách hàng "quay xe" với sản phẩm đắt tiền của Mercedes vì cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc đã làm người tiêu dùng nước này thắt lại hầu bao.
Báo cáo kinh doanh quý 3/2024 của Mercedes-Benz cho thấy lợi nhuận của hãng bị giảm mạnh và thấp hơn nhiều so với dự đoán của các nhà phân tích vì do nhu cầu tiêu dùng xa xỉ tại Trung Quốc tiếp tục suy yếu trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Cụ thể, doanh số từ ô tô của hãng giảm tới 64% so với cùng kỳ năm trước.
Trong một diễn biến có liên quan, Liên minh châu Âu (EU) mới thông qua kế hoạch áp thuế đến 45% với xe điện nhập Trung Quốc kể từ 31/10/2024 và kéo dài ít nhất 5 năm.
Có hiệu lực từ 31/10 trừ khi phía Trung Quốc đưa ra được giải pháp khả dĩ cho EU, mức thuế áp dụng đối với các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc lần lượt là 17% đối với BYD, 18,8% cho xe của Geely và 35,3% với xe SAIC.
"Đại gia" Geely của Trung Quốc sở hữu các thương hiệu như Polestar và Volvo của Thụy Điển. Trong khi đó, SAIC sở hữu MG của Anh, một trong những thương hiệu xe điện bán chạy nhất châu Âu.
Bitcoin vừa đã vượt mốc 100.000 USD. Không những vậy, loại tiền điện tử đình đám thế giới này còn cao hơn 103.000 USD trong hôm nay 5/12.
Các quyết định nhân sự liên quan đến kinh tế của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump giúp giảm rủi ro đối với các nhà đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, người được chọn làm Bộ trưởng Tài chính được coi là yếu tố tích cực cho Việt Nam, theo một nhà kinh tế người Mỹ nhiều kinh nghiệm.
Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, TP.HCM khẩn trương hoàn thành các thủ tục triển khai Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM trong tháng 12/2024, cơ bản hình thành Trung tâm trong quý I/2025.
Trong tháng 11, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM ghi nhận giảm điểm so với tháng trước đó, song nhóm cổ phiếu công nghệ thông tin vẫn tăng và dự kiến tăng cả năm 2024.
Nhiều đơn hàng trên sàn thương mại điện tử Temu đình đám của Trung Quốc không được thông quan và giao dịch tại Việt Nam trong hôm nay. Nguyên nhân là Temu vừa tạm dừng cung cấp dịch vụ tại Việt Nam. Nghĩa vụ của Temu là phải chuyển trả lại tiền cho người tiêu dùng.
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 18 thuộc Cục QLTT TP.HCM liên tiếp phát hiện nhiều vụ việc kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc ở huyện Hóc Môn. Đặc biệt, đã chuyển 1 hồ sơ vụ việc có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu cho cảnh sát để điều tra.