
Yếu tố khiến lợi nhuận Mercedes-Benz tiếp tục lao dốc
Minh Tường (tổng hợp)
26/10/2024 2:48 PM (GMT+7)
Quý III/2024 tiếp tục chứng kiến lợi nhuận ròng của Mercedes-Benz sụt giảm mạnh tương tự như điều đã xảy ra trong quý trước đó. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là khả năng cạnh tranh của "đại gia" ngành xe nước Đức.
Lợi nhuận ròng của Mercedes-Benz trong quý II năm nay chỉ còn hơn 3 tỷ euro (tương đương 3,3 tỷ USD), giảm 15,9% so với cùng kỳ năm ngoái, theo báo cáo của quý.

Logo ngôi sao 3 cánh của Mercedes-Benz thuộc sở hữu của tập đoàn Daimler. Nguồn: Hãng tin EPA
Tuy nhiên, kết thúc quý III, kết quả còn xấu hơn. Theo báo cáo quý III của Mercedes-Benz ra ngày 25/10, lợi nhuận ròng trong quý III năm nay chỉ còn 1,72 tỷ euro (1,86 tỷ USD), từ mức 3,7 tỷ euro của quý III năm ngoái.
Doanh số bán hàng của Mercedes-Benz trong quý vừa rồi giảm gần 7% xuống còn 34,5 tỷ euro. Nguyên nhân là do những khó khăn về thị trường, đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng từ cạnh tranh yếu kém tại thị trường Trung Quốc.
Theo báo cáo quý III, tổng lượng xe được giao hàng của Mercedes -Benz đã giảm 3% bởi vì mức giảm 13% tại riêng Trung Quốc. Doanh số bán những dòng xe hạng sang có lợi nhuận cao nhất của tập đoàn giảm 12% trên toàn thế giới.
Tiếp tục tin không vui, hãng còn cho biết dự báo doanh số bán hàng cả năm 2024 sẽ thấp hơn một chút so với năm 2023, với kết quả quý IV được dự đoán sẽ tương tự như quý III.
Ngoài những khó khăn ở Trung Quốc, là nước đông dân nhì thế giới sau Ấn Độ nhưng đang phát triển các sản phẩm xe điện và xe lai điện (hybrid) với tốc độ nhanh nhất thế giới, các nhà sản xuất ô tô châu Âu đang gặp khó khăn với tình hình chi phí cao trong nước và sự chuyển dịch chậm chạp sang xe điện.
Đơn cử, Volkswagen (hãng xe 87 tuổi ở Đức) đang cân nhắc cắt giảm việc làm và đóng cửa các nhà máy tại Đức để có lãi trở lại. Đây là tình huống lần đầu tiên trong lịch sử mà Volkswagen phải đối mặt.
Tại Trung Quốc, Volkswagen kém cạnh tranh với các công ty xe điện Trung Quốc, nhất là "đại gia" BYD, tập đoàn đang tăng cường sức cạnh tranh và kinh doanh ở nhiều thị trường toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
Liên minh châu Âu (EU) cũng sắp áp dụng mức thuế cao hơn đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc. Đây là vấn đề đau đầu cho các công ty ô tô Đức đang đầu tư mạnh ở Trung Quốc.
Theo hãng tin Bloomberg, nhiều hãng xe lớn của thế giới đang vội vã hơn trong điều chỉnh chiến lược để thích nghi với xu hướng giao thông "xanh hóa" toàn cầu. "Ông lớn" Toyota của Nhật Bản, một trong những đối thủ cạnh tranh lớn của Mercedes-Benz, đang tăng cường sản xuất các dòng xe lai hybrid, là nhóm sản phẩm còn ghi nhận tăng trưởng doanh thu rõ rệt.
Đầu tháng 10/2024, công ty Mercedes-Benz Việt Nam (nhà máy sản xuất tại TP.HCM) được cho phép gia hạn thuê đất thêm 5 năm nữa, kéo dài đến ngày 14/4/2030, đối với nhà máy này. Khu đất nhà máy rộng 10,6 hectare có địa chỉ 693 đường Quang Trung, quận Gò Vấp. Mercedes-Benz Việt Nam là liên doanh giữa hãng Mercedes-Benz và Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn (SAMCO), và dự án liên doanh có thời hạn sử dụng đất 30 năm tính từ tháng 4/1995, sẽ hết hạn (nếu không được gia hạn) vào ngày 14/4/2025.
GSM thiết lập kỷ lục mở bán mới trên thị trường ô tô Việt Nam
Tính đến hết ngày 19/3/2025, GSM đã nhận được tổng cộng 45.813 đơn đặt cọc mua 4 mẫu xe VinFast Green từ các đối tác doanh nghiệp và khách hàng cá nhân chỉ sau 72 giờ mở bán, thiết lập một kỷ lục mới trên thị trường ô tô Việt Nam. Tất cả đều là cọc không hoàn hủy, khẳng định sức hút mạnh mẽ của các dòng xe Green với khách hàng và các đơn vị kinh doanh vận tải.
GSM thiết lập kỷ lục mở bán mới trên thị trường ô tô Việt Nam
Tính đến hết ngày 19/3/2025, GSM đã nhận được tổng cộng 45.813 đơn đặt cọc mua 4 mẫu xe VinFast Green từ các đối tác doanh nghiệp và khách hàng cá nhân chỉ sau 72 giờ mở bán, thiết lập một kỷ lục mới trên thị trường ô tô Việt Nam. Tất cả đều là cọc không hoàn hủy, khẳng định sức hút mạnh mẽ của các dòng xe Green với khách hàng và các đơn vị kinh doanh vận tải.