Tổ công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Lê Thành Long làm trưởng đoàn vừa có buổi làm việc, kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh và Bà Rịa - Vũng Tàu. Buổi làm việc diễn ra trong bối cảnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang có tốc độ giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn so với bình quân cả nước.
Thông tin từ cuộc họp cho thấy tổng số vốn đầu tư công ước giải ngân đến ngày 30-9 của 6 địa phương vùng Đông Nam Bộ - gồm TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước - chỉ hơn 45.594 tỉ đồng, đạt 35,46% kế hoạch, thấp hơn mức bình quân cả nước là 47,29%. Ba địa phương có tỉ lệ giải ngân thấp hơn mức trung bình cả nước là TP.HCM, Bình Phước và Đồng Nai.
Đầu tiên là vấn đề quy hoạch. Giữa quy hoạch tổng thể của Chính phủ, bộ, ngành và địa phương đang có độ vênh. Từng địa phương lập quy hoạch riêng nhưng chưa khớp với quy hoạch tổng thể cả nước, thường phải điều chỉnh. Do quá trình điều chỉnh chậm nên không bố trí kịp thời việc chuyển đổi quy hoạch sử dụng đất để sử dụng cho các công trình giao thông trọng điểm. Hệ quả là đến lúc có dự án thì quy hoạch chưa theo kịp và chậm tiến độ; kể cả chậm trong quy hoạch các nguồn lực đầu vào.
Thủ tướng Chính phủ mới đây đã ký chỉ thị yêu cầu cắt giảm mạnh thủ tục hành chính trong đầu tư công để thúc đẩy tiến độ giải ngân. Theo chúng tôi, riêng lĩnh vực quy hoạch và khâu giải phóng mặt bằng cần có sự đột phá hơn; thủ tục bổ sung quy hoạch phải nhanh hơn - không cần lấy ý kiến tham mưu của quá nhiều sở, ngành liên quan mà cơ quan đầu mối, chủ dự án đầu tư và địa phương có dự án đi qua có thể thống nhất bổ sung.
Nếu TP.HCM đề xuất được một cơ chế cụ thể về quy hoạch, sau khi có thống kê là khâu này đang mất bao nhiêu thời gian, từ đó thành phố phấn đấu giảm 50% thủ tục hành chính để rút ngắn thời gian. Trong đó, có thể điều chỉnh linh hoạt, mở rộng thí điểm quy hoạch các mỏ vật liệu để phục vụ công trình xây dựng, giao thông.
Điều quan trọng nữa là Đông Nam Bộ phải có cơ chế liên vùng. TP.HCM dù đã có cơ chế đặc thù theo Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội nhưng chỉ được quyết trong phạm vi những vấn đề được phân quyền ở thành phố; còn riêng với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thì vẫn cần cơ chế liên vùng. Cơ chế liên vùng sẽ thúc đẩy dự án liên vùng, như các tuyến cao tốc, đường vành đai…, từ đó tạo động lực cho cả khu vực phát triển.
Do vậy, cần xây dựng một cơ chế điều phối vùng, trong đó có cả quỹ đầu tư phát triển hạ tầng vùng. Khi đó, việc giải ngân vốn đầu tư công sẽ có những bước phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ hơn.
(Theo NLO)
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.