Theo đó, Thông tư số 06/2025/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 3 Thông tư số 33/2018/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; lệ phí cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài.
Cụ thể, Điều 3 Thông tư số 33/2018/TT-BTC quy định về "Tổ chức thu phí, lệ phí" như sau: Tổ chức thu phí, lệ phí quy định tại Thông tư này là Tổng cục Du lịch, Sở Văn hóa thể thao du lịch; Sở Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Thông tư số 06 sửa đổi, bổ sung nội dung trên như sau: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, thẻ hướng dẫn viên du lịch, Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài theo quy định của pháp luật là tổ chức thu phí, lệ phí theo quy định tại Thông tư này.
Sửa đổi quy định về tổ chức thu phí trong lĩnh vực quản lý nuôi trồng thuỷ sản
Thông tư số 06 cũng sửa đổi, bổ sung Điều 3 Thông tư số 112/2021/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực quản lý nuôi trồng thuỷ sản.
Theo quy định hiện hành tại Điều 3 Thông tư 112/2021/TT-BTC, tổ chức thu phí là Tổng cục Thủy sản; Trung tâm Khảo nghiệp, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản; Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Với nội dung này, Thông tư số 06 sửa đổi, bổ sung như sau: Tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền thực hiện thẩm định cấp giấy chứng nhận vật tư thủy sản, thẩm định kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thủy sản, thẩm định công nhận hoặc chỉ định, giám sát phòng kiểm nghiệm, phòng thử nghiệm trong lĩnh vực thủy sản theo quy định của pháp luật.
Sửa quy định về tổ chức thu phí, lệ phí sát hạch lái xe; lệ phí cấp bằng, chứng chỉ được hoạt động trên các loại phương tiện và lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy chuyên dùng
Thông tư số 06 sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 2 Thông tư số 37/2023/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe; lệ phí cấp bằng, chứng chỉ được hoạt động trên các loại phương tiện và lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy chuyên dùng.
Quy định hiện hành tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 37/2023/TT-BTC nêu rõ: Tổ chức thu phí, lệ phí gồm Cục Đường bộ Việt Nam và cơ quan quản lý đường bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Thông tư số 06 quy định: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện cấp chứng nhận đăng ký, biển xe máy chuyên dùng, cấp bằng, chứng chỉ được hoạt động trên các loại phương tiện và sát hạch để được cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ theo quy định của pháp luật là tổ chức thu phí, lệ phí theo quy định tại Thông tư này.
Thông tư số 06/2025/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 10/3/2025.
Theo thông tin trên Báo Chính phủ, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3332/VPCP-KTTH ngày 18/4 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.
Thương mại điện tử đang phát triển với tốc độ chóng mặt, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế số. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng là hàng loạt thách thức trong công tác quản lý.
Ngân hàng Nhà nước cho rằng, chênh lệch giá trong nước và thế giới đã được kiểm soát trong biên độ phù hợp và đã có tờ trình sửa Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Không còn “lách cửa” vào thị trường Mỹ như trước, các ông lớn thời trang như Shein và Temu chuẩn bị đối mặt với cú sốc lớn: hàng loạt sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc sắp bị đánh thuế nặng. Người tiêu dùng Mỹ cũng rơi vào thế khó – muốn tiết kiệm thì phải tìm hướng đi mới.
Giá vàng vượt ngưỡng 3.300 USD một ounce và đạt mức cao kỷ lục khi các nhà đầu tư tìm nơi trú ẩn khỏi sự bất ổn xung quanh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng giá vàng có thể lên tới 3.500 USD trong tương lai không xa.
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại căng thẳng với Trung Quốc, tuyên bố của Nhà Trắng rằng một số hàng hóa Trung Quốc phải chịu mức thuế 245% đã gây ra hoang mang ở Bắc Kinh.
Theo thông tin trên Báo Chính phủ, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3332/VPCP-KTTH ngày 18/4 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.
Thương mại điện tử đang phát triển với tốc độ chóng mặt, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế số. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng là hàng loạt thách thức trong công tác quản lý.
Ngân hàng Nhà nước cho rằng, chênh lệch giá trong nước và thế giới đã được kiểm soát trong biên độ phù hợp và đã có tờ trình sửa Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Không còn “lách cửa” vào thị trường Mỹ như trước, các ông lớn thời trang như Shein và Temu chuẩn bị đối mặt với cú sốc lớn: hàng loạt sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc sắp bị đánh thuế nặng. Người tiêu dùng Mỹ cũng rơi vào thế khó – muốn tiết kiệm thì phải tìm hướng đi mới.
Giá vàng vượt ngưỡng 3.300 USD một ounce và đạt mức cao kỷ lục khi các nhà đầu tư tìm nơi trú ẩn khỏi sự bất ổn xung quanh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng giá vàng có thể lên tới 3.500 USD trong tương lai không xa.
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại căng thẳng với Trung Quốc, tuyên bố của Nhà Trắng rằng một số hàng hóa Trung Quốc phải chịu mức thuế 245% đã gây ra hoang mang ở Bắc Kinh.