Phó Thủ tướng chỉ đạo gì hoạt động quản lý, điều hành giá năm 2025?
PV
07/02/2025 9:14 AM (GMT+7)
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá vừa chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo, đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá năm 2024 và định hướng năm 2025.
Theo dõi sát diễn biến giá các hàng hóa chiến lược trên thị trường thế giới
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng đã yêu cầu các các bộ, ngành cần chủ động, linh hoạt trong quản lý, điều hành giá, theo dõi sát diễn biến giá các hàng hóa chiến lược trên thị trường thế giới để có giải pháp ứng phó phù hợp, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2025 ở mức 4,15%.
CPI tháng 1/2025 tăng 0,98%
Báo cáo về kết quả công tác quản lý, điều hành giá năm 2024 và định hướng năm 2025, Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận cho biết, năm 2024, thị trường hàng hóa thế giới có nhiều diễn biến khó lường.
Ở trong nước, mặt bằng giá biến động theo quy luật tăng cao vào tháng Tết đầu năm, sau đó giảm trong tháng 3 theo quy luật sau tết. Sang các tháng của quý II, giá các mặt hàng cơ bản ổn định, nguồn cung hàng hóa dồi dào nên mặt bằng giá nhìn chung ít biến động.
Trong 6 tháng cuối năm, chỉ số giá tiêu dùng tăng nhẹ chủ yếu do tác động của tăng lương cơ sở từ tháng 7 và do giá lương thực, thực phẩm tăng tại các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tình hình bão lũ, giá bán lẻ điện bình quân tăng 4,8% từ tháng 10 và giá dịch vụ y tế tăng do kết cấu thêm chi phí lương tăng thêm theo mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng.
CPI bình quân năm 2024 tăng 3,63% so với năm 2023, trong phạm vi mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm do Quốc hội và Chính phủ đề ra.
Bước sang năm 2025, CPI tháng 1/2025 tăng 0,98% so với tháng 12/2024 chủ yếu do tác động của việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế tại các địa phương, giá thực phẩm, dịch vụ giao thông tăng khi nhu cầu người dân mua sắm, đi lại tăng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 1/2025 tăng 3,63%.
Thứ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh, để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra và thực hiện lộ trình giá thị trường các dịch vụ công, mặt hàng do nhà nước quản lý, trong năm 2024, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai quyết liệt nhiều giải pháp.
Trên cơ sở mục tiêu kiểm soát do Chính phủ và Quốc hội đề ra; tổng hợp thông tin và cập nhật dự báo xu hướng giá các mặt hàng quan trọng thiết yếu kết hợp với kịch bản điều chỉnh giá dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, giá điện tác động đến mặt bằng giá năm 2025, Bộ Tài chính xây dựng 3 kịch bản lạm phát bình quân năm 2025. Cụ thể:
Kịch bản 1, dự báo CPI bình quân năm 2025 tăng khoảng 3,83% so với năm 2024. Kịch bản 2, dự báo CPI bình quân năm 2025 tăng khoảng 4,15% so với năm 2024. Kịch bản 3, dự báo CPI bình quân năm 2025 tăng khoảng 4,5% so với năm 2024.
Để kiểm soát lạm phát năm 2025 theo mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đề ra, trong thời gian còn lại của năm 2025, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần chủ động đẩy mạnh triển khai thực hiện các giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá.
Theo đó, chuẩn bị tốt phương án điều hành giá các mặt hàng nhà nước định giá, các dịch vụ công theo lộ trình thị trường. Đồng thời, chủ động và linh hoạt trong quản lý, điều hành giá cả năm 2025, đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2025 theo mục tiêu đề ra...
Chủ động và linh hoạt trong quản lý, điều hành giá năm 2025
Kết luận tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, lượng cung tiền vào nền kinh tế sẽ lớn hơn nhiều so với năm 2024, động lực tăng trưởng được khơi dậy, điều này sẽ ảnh hưởng đến chỉ số giá.
Trong ba kịch bản lạm phát năm 2025 được Bộ Tài chính đề xuất, Phó Thủ tướng đề nghị chọn kịch bản thứ 2 là CPI bình quân năm 2025 tăng khoảng 4,15% so với năm 2024 để quyết liệt triển khai các giải pháp thực hiện.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu các bộ, ngành cần chủ động và linh hoạt trong quản lý, điều hành giá năm 2025. (Ảnh: VGP)
Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành được giao nhiệm vụ quản lý giá ở các lĩnh vực xây dựng kịch bản điều hành giá từng quý gửi Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê để các đơn vị này tham mưu cho Chính phủ có kịch bản khả thi nhất.
Bộ Tài chính tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị thực hiện nghiêm túc Luật Giá để giữ môi trường cạnh tranh lành mạnh, tránh trường hợp thao túng giá, chiếm dụng, nâng giá.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu các bộ, ngành cần chủ động và linh hoạt trong quản lý, điều hành giá năm 2025. Chủ động công tác dự báo, tính toán, xây dựng và cập nhật kịch bản điều hành giá các mặt hàng thiết yếu theo lộ trình thị trường nhằm đảm bảo kiểm soát lạm phát.
Điều hành chính sách tiền tệ, phối hợp với chính sách tài khóa và các chính sách khác để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Cùng với đó, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá. Các bộ, ngành tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về giá đối với các mặt hàng theo lĩnh vực quản lý.
Phó Thủ tướng cũng cho ý kiến cụ thể đối với việc điều hành giá một số mặt hàng, lĩnh vực như xăng dầu, vàng, đất đai… để điều hành giá năm 2025 "thật tốt, thật chủ động, thật cụ thể và thật hiệu quả".
Theo thông tin trên Báo Chính phủ, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3332/VPCP-KTTH ngày 18/4 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.
Thương mại điện tử đang phát triển với tốc độ chóng mặt, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế số. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng là hàng loạt thách thức trong công tác quản lý.
Ngân hàng Nhà nước cho rằng, chênh lệch giá trong nước và thế giới đã được kiểm soát trong biên độ phù hợp và đã có tờ trình sửa Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Không còn “lách cửa” vào thị trường Mỹ như trước, các ông lớn thời trang như Shein và Temu chuẩn bị đối mặt với cú sốc lớn: hàng loạt sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc sắp bị đánh thuế nặng. Người tiêu dùng Mỹ cũng rơi vào thế khó – muốn tiết kiệm thì phải tìm hướng đi mới.
Giá vàng vượt ngưỡng 3.300 USD một ounce và đạt mức cao kỷ lục khi các nhà đầu tư tìm nơi trú ẩn khỏi sự bất ổn xung quanh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng giá vàng có thể lên tới 3.500 USD trong tương lai không xa.
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại căng thẳng với Trung Quốc, tuyên bố của Nhà Trắng rằng một số hàng hóa Trung Quốc phải chịu mức thuế 245% đã gây ra hoang mang ở Bắc Kinh.
Theo thông tin trên Báo Chính phủ, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3332/VPCP-KTTH ngày 18/4 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.
Thương mại điện tử đang phát triển với tốc độ chóng mặt, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế số. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng là hàng loạt thách thức trong công tác quản lý.
Ngân hàng Nhà nước cho rằng, chênh lệch giá trong nước và thế giới đã được kiểm soát trong biên độ phù hợp và đã có tờ trình sửa Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Không còn “lách cửa” vào thị trường Mỹ như trước, các ông lớn thời trang như Shein và Temu chuẩn bị đối mặt với cú sốc lớn: hàng loạt sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc sắp bị đánh thuế nặng. Người tiêu dùng Mỹ cũng rơi vào thế khó – muốn tiết kiệm thì phải tìm hướng đi mới.
Giá vàng vượt ngưỡng 3.300 USD một ounce và đạt mức cao kỷ lục khi các nhà đầu tư tìm nơi trú ẩn khỏi sự bất ổn xung quanh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng giá vàng có thể lên tới 3.500 USD trong tương lai không xa.
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại căng thẳng với Trung Quốc, tuyên bố của Nhà Trắng rằng một số hàng hóa Trung Quốc phải chịu mức thuế 245% đã gây ra hoang mang ở Bắc Kinh.