Giao NHNN sửa đổi nghị định quản lý hoạt động kinh doanh vàng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 4/2/2025 đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Trong đó, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương giám sát chặt chẽ, triển khai các giải pháp ổn định thị trường vàng; khẩn trương tổng kết, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, trình Chính phủ trong quý II năm 2025.
Chỉ đạo các tổ chức tín dụng hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng truyền thống như tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư và các động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế sáng tạo, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ, kinh tế xanh…, các dự án, công trình trọng điểm; kiểm soát chặt chẽ tín dụng các lĩnh vực rủi ro cao; tiếp tục phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay.
Sớm hoàn thành phương án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025 được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tập trung xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, khẩn trương trình phương án cơ cấu lại Ngân hàng TMCP Sài Gòn.
Theo thông tin trên Báo Chính phủ, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3332/VPCP-KTTH ngày 18/4 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.
Thương mại điện tử đang phát triển với tốc độ chóng mặt, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế số. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng là hàng loạt thách thức trong công tác quản lý.
Ngân hàng Nhà nước cho rằng, chênh lệch giá trong nước và thế giới đã được kiểm soát trong biên độ phù hợp và đã có tờ trình sửa Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Không còn “lách cửa” vào thị trường Mỹ như trước, các ông lớn thời trang như Shein và Temu chuẩn bị đối mặt với cú sốc lớn: hàng loạt sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc sắp bị đánh thuế nặng. Người tiêu dùng Mỹ cũng rơi vào thế khó – muốn tiết kiệm thì phải tìm hướng đi mới.
Giá vàng vượt ngưỡng 3.300 USD một ounce và đạt mức cao kỷ lục khi các nhà đầu tư tìm nơi trú ẩn khỏi sự bất ổn xung quanh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng giá vàng có thể lên tới 3.500 USD trong tương lai không xa.
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại căng thẳng với Trung Quốc, tuyên bố của Nhà Trắng rằng một số hàng hóa Trung Quốc phải chịu mức thuế 245% đã gây ra hoang mang ở Bắc Kinh.
Theo thông tin trên Báo Chính phủ, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3332/VPCP-KTTH ngày 18/4 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.
Thương mại điện tử đang phát triển với tốc độ chóng mặt, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế số. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng là hàng loạt thách thức trong công tác quản lý.
Ngân hàng Nhà nước cho rằng, chênh lệch giá trong nước và thế giới đã được kiểm soát trong biên độ phù hợp và đã có tờ trình sửa Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Không còn “lách cửa” vào thị trường Mỹ như trước, các ông lớn thời trang như Shein và Temu chuẩn bị đối mặt với cú sốc lớn: hàng loạt sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc sắp bị đánh thuế nặng. Người tiêu dùng Mỹ cũng rơi vào thế khó – muốn tiết kiệm thì phải tìm hướng đi mới.
Giá vàng vượt ngưỡng 3.300 USD một ounce và đạt mức cao kỷ lục khi các nhà đầu tư tìm nơi trú ẩn khỏi sự bất ổn xung quanh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng giá vàng có thể lên tới 3.500 USD trong tương lai không xa.
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại căng thẳng với Trung Quốc, tuyên bố của Nhà Trắng rằng một số hàng hóa Trung Quốc phải chịu mức thuế 245% đã gây ra hoang mang ở Bắc Kinh.