Bóng đen thuế quan lấn át sự hào nhoáng của ô tô và công nghệ tại CES
V.N (Theo Reuters)
05/01/2025 3:50 PM (GMT+7)
Khi các công ty công nghệ và ô tô lớn chuẩn bị giới thiệu các sáng kiến mới tại Triển lãm Điện tử tiêu dùng CES 2025 ở Las Vegas, thuế quan dự kiến sẽ chiếm ưu thế trong các cuộc thảo luận, thay vì trọng tâm thông thường là các sản phẩm tiêu dùng.
Jensen Huang - CEO của Nvidia, sẽ là một trong những diễn giả tại CES 2025. Ảnh: Reuters.
CES - Triển lãm điện tử tiêu dùng, là một trong những sự kiện công nghệ lớn nhất thế giới, thu hút hàng nghìn nhà sáng chế, doanh nghiệp và nhà cung cấp từ khắp nơi trên thế giới. Năm nay, sự kiện này sẽ diễn ra từ ngày 7 đến 10/1, dự kiến có sự tham gia của hơn 3.000 công ty và hàng trăm nghìn khách tham quan.
CES 2025 được sử dụng để ra mắt các sản phẩm từ công nghệ ô tô mới đến các tiện ích kỳ quặc, cũng như giới thiệu những cách mới để sử dụng trí tuệ nhân tạo. Trong số những điểm nổi bật trong năm nay là bài phát biểu quan trọng từ Jensen Huang - CEO của gã khổng lồ về chip AI Nvidia.
Tuy nhiên CES năm nay có thể nhận được rất nhiều câu hỏi về một chủ đề thường không phải là trọng tâm của sự kiện này: thuế quan.
CES 2025 diễn ra vài ngày trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump , người đã cam kết áp dụng mức thuế quan lớn đối với hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico, Trung Quốc và các đối tác thương mại khác của Mỹ, khiến các doanh nghiệp lo ngại về sự gia tăng chi phí có thể ảnh hưởng đến cả công ty và người tiêu dùng.
Deborah Weinswig, Giám đốc điều hành Coresight Research, cho biết bà nhận thấy gần như mọi cuộc trò chuyện với khách hàng trước CES đều xoay quanh thuế quan. "Lãnh đạo cấp cao sẽ phải đối mặt và giải quyết vấn đề này," bà nói thêm.
Mặc dù CES vẫn sẽ nhộn nhịp với các cuộc thảo luận về trí tuệ nhân tạo, các công nghệ mới trong ô tô và các sản phẩm điện tử tiêu dùng sáng tạo, nhưng vấn đề thuế quan sẽ được đề cập trong các buổi họp báo, phiên thảo luận và các cuộc trò chuyện không chính thức.
Các công ty có thể sẽ được hỏi liệu họ có kế hoạch chuyển sản xuất sang Mỹ để tránh thuế quan hay không, mặc dù những thay đổi như vậy tốn kém và mất nhiều thời gian.
Ví dụ, Honda xuất khẩu 80% xe sản xuất tại Mexico sang thị trường Mỹ và đã cảnh báo rằng họ có thể phải xem xét lại chiến lược sản xuất nếu Mỹ áp thuế đối với xe nhập khẩu từ Mexico.
Các nhà sản xuất ô tô Mỹ và châu Âu có thể chịu ảnh hưởng lớn về lợi nhuận nếu thuế quan được áp dụng, với mức tổn thất có thể lên đến 17% lợi nhuận cốt lõi hàng năm, theo một báo cáo của S&P Global.
Ngoài thuế quan, ngành công nghiệp ô tô còn phải đối mặt với những thay đổi trong chính sách của Mỹ liên quan đến xe điện (EV). Tổng thống đắc cử Donald Trump đã chỉ ra việc rút lại các chính sách khuyến khích việc sử dụng EV, tạo ra sự bất định cho các nhà cung cấp đang gặp khó khăn vì nhu cầu EV thấp hơn mong đợi.
Ông Felix Stellmaszek từ Boston Consulting Group cho biết, các nhà cung cấp hiện đang hoạt động với biên lợi nhuận "siêu mỏng", và sẽ phải điều chỉnh cơ cấu chi phí trong năm nay trước nguy cơ bị áp thuế quan.
Giữa những thách thức này, các nhà sản xuất ô tô như Honda, Toyota và các nhà cung cấp lớn như Bosch và Continental sẽ cùng giới thiệu những tiến bộ trong AI, công nghệ xe tự lái và cải tiến xe nhờ phần mềm.
Ngoài ra, những đổi mới trong lĩnh vực xe điện và giao thông thông minh cũng dự kiến sẽ được nhấn mạnh tại CES 2025. Các lãnh đạo trong ngành từ các công ty như Delta Air Lines, Volvo và Panasonic cũng dự kiến sẽ tham gia vào các cuộc thảo luận.
Mọi ngành công nghiệp đều có thể phải đối mặt với các câu hỏi về thuế quan. "Các công ty sẽ làm việc cùng nhau như thế nào theo quan điểm chuỗi cung ứng?" - chuyên gia tư vấn Weinswig cho biết.
"Chúng ta sẽ giảm thiểu chi phí tăng cao như thế nào? Công nghệ có thể giải quyết vấn đề này không? Vẫn còn rất nhiều điều chưa biết, chúng tôi thấy rằng mọi người đang cố gắng tìm ra mọi kịch bản có thể xảy ra".
Từ năm 2021 đến nay, lực lượng thanh tra, quản lý thị trường thành phố Hà Nội chưa kiểm tra, xử lý vi phạm đối với 2 công ty làm sữa giả vừa bị khởi tố để điều tra.
Tổng thống Donald Trump một lần nữa công khai thể hiện sự bất mãn sâu sắc đối với Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell, cho thấy ông có thể đang chuẩn bị cho một thay đổi gây chấn động trong giới tài chính Hoa Kỳ: sa thải người đứng đầu ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới.
Theo thông tin trên Báo Chính phủ, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3332/VPCP-KTTH ngày 18/4 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.
Thương mại điện tử đang phát triển với tốc độ chóng mặt, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế số. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng là hàng loạt thách thức trong công tác quản lý.
Ngân hàng Nhà nước cho rằng, chênh lệch giá trong nước và thế giới đã được kiểm soát trong biên độ phù hợp và đã có tờ trình sửa Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Không còn “lách cửa” vào thị trường Mỹ như trước, các ông lớn thời trang như Shein và Temu chuẩn bị đối mặt với cú sốc lớn: hàng loạt sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc sắp bị đánh thuế nặng. Người tiêu dùng Mỹ cũng rơi vào thế khó – muốn tiết kiệm thì phải tìm hướng đi mới.
Từ năm 2021 đến nay, lực lượng thanh tra, quản lý thị trường thành phố Hà Nội chưa kiểm tra, xử lý vi phạm đối với 2 công ty làm sữa giả vừa bị khởi tố để điều tra.
Tổng thống Donald Trump một lần nữa công khai thể hiện sự bất mãn sâu sắc đối với Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell, cho thấy ông có thể đang chuẩn bị cho một thay đổi gây chấn động trong giới tài chính Hoa Kỳ: sa thải người đứng đầu ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới.
Theo thông tin trên Báo Chính phủ, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3332/VPCP-KTTH ngày 18/4 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.
Thương mại điện tử đang phát triển với tốc độ chóng mặt, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế số. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng là hàng loạt thách thức trong công tác quản lý.
Ngân hàng Nhà nước cho rằng, chênh lệch giá trong nước và thế giới đã được kiểm soát trong biên độ phù hợp và đã có tờ trình sửa Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Không còn “lách cửa” vào thị trường Mỹ như trước, các ông lớn thời trang như Shein và Temu chuẩn bị đối mặt với cú sốc lớn: hàng loạt sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc sắp bị đánh thuế nặng. Người tiêu dùng Mỹ cũng rơi vào thế khó – muốn tiết kiệm thì phải tìm hướng đi mới.