Ngày 19/6/2024, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả thực thi Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật (SPS) của WTO và cam kết SPS trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do.
Đây được đánh giá như Đề án "khung", giúp Văn phòng SPS Việt Nam (đơn vị đầu mối của Bộ NNPTNT về thông báo và hỏi đáp các nội dung và quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật) cùng các Bộ, ngành liên quan; các Hiệp hội ngành hàng và 63 tỉnh, thành phố triển khai thực hiện tốt các biện pháp SPS, giúp nông sản Việt Nam tự tin xuất khẩu vào EU và các thị trường khác trên thế giới.
Nhân sự kiện này, Báo điện tử Dân Việt đã có cuộc trao đổi với ông Ngô Xuân Nam - Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam.
Việt Nam gia nhập WTO từ năm 2007, theo đó chúng ta phải cam kết thực hiện Hiệp định SPS về ATTP, an toàn dịch bệnh. Mục tiêu của các quy định này là đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và đảm bảo sức khỏe động thực vật của quốc gia nhập khẩu.
Hiện nay, Việt Nam hiện tham gia 19 hiệp định thương mại tự do (FTA). Hàng rào thuế quan xuất khẩu đi những thị trường trọng điểm gần như không còn, thay vào đó là các hàng rào kỹ thuật. Quy định SPS được xem là một trong số đó. Nếu không hiểu chắc, nắm rõ, doanh nghiệp có thể gặp những rủi ro như: hàng hóa không thể thông quan, bị trả lại, hoặc thậm chí đền bù hợp đồng.
Nghiêm trọng hơn, việc doanh nghiệp không tuân thủ quy định SPS còn là cơ sở để quốc gia nhập khẩu đánh giá, cân nhắc áp dụng các biện pháp như tăng tần suất kiểm soát, hoặc yêu cầu giấy chứng nhận từ cơ quan có thẩm quyền.
Nếu như trước đây, các điểm hỗ trợ kỹ thuật của Văn phòng SPS Việt Nam đặt tại 4 Bộ là NNPTNT, Khoa học và Công nghệ, Công thương và Y tế. Trong đề án còn bổ sung điểm hỗ trợ kỹ thuật đặt tại Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ngoài ra, còn có trách nhiệm của các Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Ngoại giao; mở rộng đầu mối hỏi đáp SPS tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Tại Đề án, vai trò của các Hiệp hội, ngành hàng cũng rất quan trọng. Lâu nay trong câu chuyện xuất khẩu nông sản, mặc dù các Hiệp hội đã có nhiều nỗ lực trong kết nối các hội viên, tuy nhiên chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Chính bởi vậy, trong Đề án này có một nội dung liên quan đến vai trò của các Hiệp hội trong việc hỗ trợ xuất khẩu nông sản. Bên cạnh đó, còn có sự tham gia phối hợp của VCCI, Tổng cục Hải quan.
Đề án giúp các cấp, các ngành và địa phương nâng cao nhận thức, khả năng thực thi các quy định SPS, nhất là trong bối cảnh thị trường nhập khẩu liên tục cập nhật theo hướng nâng cao chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh.
Nếu không thực hiện tốt việc giám sát từ vùng nguyên liệu đến cơ sở chế biến, chúng ta có thể gặp nguy cơ bị tăng tần suất kiểm tra đối với nông sản xuất khẩu.
Đề án đặt mục tiêu phấn đấu có 80% các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đều có cẩm nang hướng dẫn các doanh nghiệp; 100% cán bộ phụ trách ATTP được nâng cao năng lực, kiện toàn hệ thống phòng thí nghiệm, kiểm nghiệm.
Mục tiêu dài hạn, đến 2030, 100% hệ thống văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn phải đảm bảo hài hòa với tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế. Khi đảm bảo hài hòa với quy định của quốc tế thì chúng ta sẽ nâng cao năng lực ATTP ở trong nước, từ đó, các doanh nghiệp sẽ nâng cao năng lực sản xuất, đảm bảo ATTP, an toàn dịch bệnh khi xuất khẩu nông sản.
Như vậy có thể khẳng định, đây là một Đề án tổng thể của Quốc gia, có sự tham gia, phối hợp của nhiều Bộ ngành, các Hiệp hội ngành hàng với mục tiêu cùng là nâng cao năng lực thực thi SPS và các cam kết về ATTP, an toàn dịch bệnh mà Việt Nam cam kết với WTO.
Bên cạnh vấn đề công khai, minh bạch hóa thông tin, Đề án còn là cách để Việt Nam chứng tỏ với thế giới về khả năng đáp ứng những yêu cầu về mặt khoa học trong vệ sinh, an toàn thực phẩm. Nâng cao khả năng thực thi SPS giúp chúng ta có đủ năng lực, cũng như tự tin để phản hồi ý kiến của các quốc gia khác, khi họ thay đổi những quy định liên quan.
Trong Đề án nêu rõ, Thủ tướng Chính phủ giao Văn phòng SPS Việt Nam là đầu mối để triển khai. Ngay sau đây, Văn phòng SPS Việt Nam sẽ báo cáo Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tổ chức ngay một Hội nghị để quán triệt, triển khai các nội dung của Đề án đến các Bộ, ngành liên quan, 63 tỉnh, thành phố, các Hiệp hội, ngành hàng; doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất, chế biến...
Thứ hai, Văn phòng SPS Việt Nam sẽ kiện toàn cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Văn phòng trực thuộc Bộ NNPTNT. Cùng với đó, là mở rộng các đơn vị chuyên môn trong mạng lưới hỗ trợ kỹ thuật. Đồng thời, nghiên cứu, phát triển đầu mối SPS ở 63 tỉnh, thành phố.
Thứ ba, rà soát tất cả văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn SPS mà hiện nay đang áp dụng, với mục tiêu đảm bảo hài hòa với các quy định của quốc tế.
Thứ tư, đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực: Xây dựng các bài giảng, lồng ghép vào các chương trình để nâng cao năng lực cho các địa phương cũng như các cơ quan quản lý.
Thứ năm, Văn phòng SPS Việt Nam sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Cổng thông tin quốc gia về SPS. Để thực hiện, Văn phòng đang kết nối Bộ Ngoại giao, hệ thống thương vụ tại nước ngoài… để có những thông tin sớm, mang tính chất dự báo thị trường.
Tin vui mới nhất, sau khi Đề án được ban hành, tỉnh Quảng Ngãi đã có kế hoạch tham mưu cho Sở NNPTNT trình UBND tỉnh để triển khai ngay các hoạt động.
Việt Nam tham gia WTO từ 2007, trong đó, có hiệp định rất quan trọng chúng ta phải thực hiện, đó là hiệp định SPS về ATTP, an toàn dịch bệnh. Theo quy định của các thị trường, việc cơ quan quản lý, doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định rất quan trọng. Mục tiêu của các quy định này là đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và sức khỏe động thực vật của quốc gia nhập khẩu.
Vì vậy, câu chuyện EU tháo gỡ kiểm tra đối với mì ăn liền của Việt Nam cho thấy Bộ NNPTNT (cơ quan thường trực quốc gia về SPS), Bộ Công Thương, thương vụ Việt Nam và tham tán thương mại Việt Nam tại EU, đặc biệt là sự tuân thủ các quy định của các doanh nghiệp đã có sự phối hợp chặt chẽ khi làm việc với phía EU để cập nhật, thông báo, hướng dẫn kỹ thuật. Nhưng điều quan trọng, chính là các cơ sở sản xuất, chế biến đã kiểm soát tốt nguồn nguyên liệu đầu vào, quá trình sơ chế, chế biến sản phẩm.
Trong 6 tháng đầu năm 2024 không có một sản phẩm mì ăn liền nào của Việt Nam vi phạm quy định của EU. Và đây là một tiêu chí để EU xem xét, đưa mì ăn liên ra khỏi sản phẩm bị theo dõi kiểm soát ATTP.
Từ câu chuyện của mì ăn liền sẽ mở rộng ra cho các ngành hàng và sản phẩm khác của Việt Nam. Khi xuất khẩu nông sản ra các thị trường, chúng ta phải hiểu đúng các quy định của thị trường. Cứ 6 tháng 1 lần, EU sẽ xem xét toàn bộ các quốc gia xuất khẩu nông sản vào châu Âu. Nếu chúng ta quản lý tốt từ hệ thống quản lý nhà nước, quy trình kiểm tra, giám sát, đặc biệt, doanh nghiệp kiểm soát tốt vùng nguyên liệu, quá trình sơ chế, chế biến mà không vi phạm quy định thì EU sẽ xem xét gỡ bỏ những quy định, lệnh cấm nhập khẩu. Ngược lại nếu như kiểm soát không tốt thì sẽ bị tăng tần suất kiểm tra.
Trong Đề án về SPS vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, có nội dung liên quan đến trách nhiệm của UBND các tỉnh, thành phố phải tham gia, thực thi Đề án này. Vì vậy, các tỉnh, thành phố đóng vai trò rất quan trọng trong việc tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn cho doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân các quy định của thị trường cũng như cập nhật các thông tin của thị trường.
Bên cạnh đó, các địa phương cũng phải tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nông sản thực phẩm trong toàn bộ quá trình sản xuất. Nếu các địa phương làm tốt hai quy trình này, tôi tin rằng hàng nông sản, thực phẩm của chúng ta sẽ đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường.
Xin cảm ơn ông!
Trong 4 ngày, chương trình “Tinh hoa làng nghề và đặc sản vùng miền năm 2024" sẽ diễn ra tại quận 1 với sản phẩm đặc sản của nhiều địa phương.
Du khách nước ngoài say mê reo hò cổ vũ theo từng pha bóng đẹp mắt trên mặt bàn cong. Môn chơi mới lạ này mang tên Teqball.
Bộ Tài chính đang tiến hành xây dựng một số chính sách, chế tài mới liên quan đến chính sách thuế bất động sản. Bộ cho biết đã nhận được dư luận rằng đánh thuế bất động sản thứ hai sẽ gây "sốc" thị trường.
Được xem là “trái tim” của dự án đầu tư xây dựng sân bay quốc tế Long Thành giai đoạn 1 chính là nhà ga hành khách. Nhà ga hành khách đang được đẩy nhanh tiến độ, thi công kết cấu mái khung thép công trình nặng khoảng 32 nghìn tấn.
Du lịch MICE (hội nghị kết hợp du lịch) đang được nhiều doanh nghiệp Việt quan tâm. TP.HCM cũng đang có chính sách để khuyến khích các đoàn MICE quốc tế đến TP.HCM tổ chức hội nghị, khuyến thưởng và du lịch.
Aeon, tập đoàn bán lẻ lớn nhất Nhật Bản lại tiếp tục mở rộng đầu tư tại nhiều tỉnh, thành phố của Việt Nam – thị trường được Aeon xem là quan trọng bật nhất bên ngoài Nhật Bản.